tailieunhanh - Đề cương ôn tập HK 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2015-2016 - THPT Hàm Thuận

Đề cương ôn tập HK 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2015-2016 - THPT Hàm Thuận tóm tắt bội dung trọng tâm của từng chương học và bài tập giúp các bạn hệ thống lại kiến thức môn Ngữ văn, ôn tập và luyện thi đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo! | Đề cương HK1_Khối 10 năm học 2015 – 2016 Trường THPT Hàm Thuận Bắc MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10 A. Gợi ý phần lý thuyết: I. Đọc văn: * Bài 1: Tổng quan văn học Việt Nam: 1. Các bộ phận hợp thành của vh VN. * Văn học dân gian: *Văn học viết: 2. Quá trình phát triển của vh viết VN. a. Văn học trung đại (Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX) *Văn học chữ Hán: - Hình thành từ thế kỷ X, tồn tại đến cuối TK XIX- đầu TK XX. - Là phương tiện để nhân dân ta tiếp nhận những học thuyết lớn của phương Đông; hệ thống thể loại và thi pháp VH cổ- trung đại Trung Quốc; nhiều tác phẩm viết bằng chữ Hán rất thành công. *Văn học chữ Nôm: - Bắt đầu phát triển mạnh từ thế kỷ XV, đạt tới đỉnh cao ở cuối TK XVIIIđầu TK XIX. - Tiếp thu chủ động, sáng tạo thể thơ Đường luật; hình thành các thể loại VH dân tộc; ảnh hưởng VH dân gian toàn diện, sâu sắc. b. Văn học hiện đại: (Đầu TK XX – hết TK XX) - Chính thức có từ đầu TK XX. - Chữ viết: chữ quốc ngữ. - Vừa kế thừa tinh hoa VH truyền thống, vừa tiếp thu tinh hoa những nền VH lớn trên thế giới để hiện đại hóa. - Sau CMTT 1945, một nền VH mới ra đời, phát triển dưới sự lãnh đạo toàn diện của ĐCSVN. - Nội dung: + Văn học hiện thực. ( ) + Văn học lãng mạn. ( ) + Phản ánh sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng xã hội mới. - Thành tựu nổi bật: VH yêu nước và CM, gắn liền với công cuộc giải phóng dân tộc. * Bài 2: Khái quát văn học dân gian Việt Nam 1. Định nghĩa văn học dân gian Việt Nam (SGK) 2. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam (SGK) - Tính truyền miệng. - Tính tập thể - VHDG (văn học dân gian Việt Nam) gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng: 3. Trình bày những giá trị cơ bản của VHDGVN? (HS tự ôn phần chi tiết). + VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các DT. + VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. + VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền VHDT. * Bài 3: Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” (Sử thi Đăm Săn) 1. Thể loại sử thi. -

TỪ KHÓA LIÊN QUAN