tailieunhanh - Nhu cầu học liệu của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Tiền đề để xây dựng học liệu mở đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ

Bài viết trình bày thực trạng sử dụng học liệu của sinh viên trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Qua đó nêu lên một số kiến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng học liệu của snh viên phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học. | 412 Nguyễn Chí Trung NHU CẦU HỌC LIỆU CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỀN ĐỀ ĐỂ XÂY DỰNG HỌC LIỆU MỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ Nguyễn Chí Trung*1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay đã tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực giáo dục. Sự tác động này đã và đang đưa giáo dục đến môi trường “phẳng” chính vì vậy việc tổ chức và sử dụng học liệu phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập cũng cần phải được tổ chức sao cho phù hợp với xu hướng giáo dục mới. Trong bối cảnh đó một mô hình tổ chức Tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources - OER) đã ra đời và đang được UNESCO khuyến cáo sử dụng từ năm 2002. Với mô hình này các tài liệu học tập như bài giảng, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học, bài báo, tạp chí, video, hiện vật .được linh hoạt trao đổi tự do. Để Tài nguyên giáo dục mở phục vụ cho bất cứ ai, ở bất cứ đâu và vào bất cứ lúc nào cần có hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh như: Phần mềm hỗ *1 ThS., Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN NHU CẦU HỌC LIỆU CỦA SINH VIÊN. 413 trợ việc tạo lập, tìm kiếm sử dụng và tổ chức nội dung để phục vụ học liệu cho cộng đồng học tập trực tuyến. Để vận hành OER cần phải có giấy phép mở - giấy phép bảo vệ quyền của tác giả trong môi trường mở khi sản phẩm trí tuệ của tác giả đã được số hóa có thể được sao chép và chia sẻ dễ dàng mà không cần xin phép. Để góp phần có cơ sở định hướng phát triển OER tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã tiến hành nghiên cứu tình hình sử dụng học liệu của sinh viên trong bối cảnh đang áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ hiện nay. Cùng hòa nhập với quá trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, từ năm 2006, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu áp dụng đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Phương thức đào tạo theo tín chỉ là phương thức

TỪ KHÓA LIÊN QUAN