tailieunhanh - PPP - Lời giải cho bài toán vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại TP. Hồ Chí Minh
Bài viết nghiên cứu của tác giả nhằm phân tích tính hiệu quả của việc áp dụng vào mô hình PPP (Public-Private Partnership) để giải quyết bài toán vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại TP. Hồ Chí Minh | Tham Khảo PPP – Lời giải cho bài toán vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại TP. Hồ Chí Minh PGS. TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT T hành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế VN với dân số hơn 8 triệu người. Tuy vậy, thành phố đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số và phương tiện cơ giới gia tăng nhanh chóng nhưng tiến độ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông lại rất chậm. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Do đó, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại là rất cao, đòi hỏi khối lượng vốn lớn. Từ thực trạng trên, nghiên cứu của tác giả nhằm phân tích tính hiệu quả của việc áp dụng vào mô hình PPP (Public-Private Partnership) để giải quyết bài toán vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại . Từ khóa: , hạ tầng giao thông, hệ thống giao thông công cộng, vốn đầu tư, mô hình PPP. 1. Đặt vấn đề Vấn đề vướng mắc lớn nhất hiện nay trong phát triển hạ tầng giao thông của là thiếu vốn. Năm 2010, dự kiến triển khai hơn 100 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng tỉ đồng, tương đương gần 8 tỉ USD. Tuy nhiên, ngân sách Tp hằng năm chỉ bảo đảm đầu tư cho giao thông khoảng tỉ đồng (310 triệu USD), tương ứng 12% nhu cầu vốn, còn lại 88% vốn phải huy động từ nguồn khác. Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2025, sẽ có 6 tuyến metro, xe điện mặt đất, và các dự án cải tạo nút giao thông trọng điểm. Những dự án này đều có tổng mức đầu tư rất lớn. Chỉ tính đến năm 2020, cần hơn 40 tỷ USD cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhưng ngân 76 sách chỉ có thể đáp ứng khoảng 15-20% số này. (Nguồn: Tổng hợp từ Sở GTVT ). Thực trạng trên đã cho thấy ứng dụng mô hình đầu tư phối hợp giữa Nhà nước và tư nhân (PPP) để phát triển CSHT giao thông đô thị tại TP. HCM hiện nay là hết sức thiết yếu và phù hợp cho định
đang nạp các trang xem trước