tailieunhanh - Đơn giản là REDD: Tài liệu hướng dẫn của CIFOR về rừng, biến đổi khí hậu và REDD

Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) xây dựng tài liệu hướng dẫn này nhằm đơn giản hoá các thuật ngữ khoa học và giúp các ký giả, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân quan tâm trên thế giới hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của rừng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Các nghiên cứu mang tính then chốt trong việc thúc đấy chương trình nghị sự toàn cầu về khí hậu theo hướng hiệu quả và công bằng hơn cũng được nêu ra. | Đơn giản là REDD Tài liệu hướng dẫn của CIFOR về rừng, biến đổi khí hậu và REDD 1 Khi tranh luận về vấn đề biến đổi khí hậu, người ta thường sử dụng các ngôn ngữ khoa học và kỹ thuật. Các thuật ngữ và từ viết tắt này có thể gây khó hiểu cho chúng ta. Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) xây dựng tài liệu hướng dẫn này nhằm đơn giản hoá các thuật ngữ khoa học và giúp các ký giả, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân quan tâm trên thế giới hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của rừng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Các nghiên cứu mang tính then chốt trong việc thúc đấy chương trình nghị sự toàn cầu về khí hậu theo hướng hiệu quả và công bằng hơn cũng được nêu ra. Hỏi: Đáp: Hỏi: Đáp: Hỏi: Đáp: Vì sao để giảm thiểu biến đổi khí hậu, chúng ta phải bảo vệ rừng? Các nhà khoa học ước tính hàng năm nạn mất rừng và suy thoái rừng là nguyên nhân gây ra khoảng 20% lượng phát thải khí nhà kính – một nhân tố gây biến đổi khí hậu. Lượng khí này thậm chí còn lớn hơn lượng phát thải của toàn ngành giao thông vận tải toàn cầu. Điều gì khiến lượng khí thải từ rừng còn lớn hơn cả khí thải từ xe hơi, xe tải, máy bay và tàu thuyền cộng lại? Khi rừng bị phá hoặc mất, gỗ bị cháy hoặc phân hủy sẽ giải phóng các-bon có trong cây cối dưới dạng khí CO2, làm gia tăng mức độ của loại khí nhà kính “bẫy nhiệt” trong khí quyển. Ngoài ra, một số khu rừng còn bảo vệ một lượng lớn các-bon được lưu giữ trong lòng đất. Chẳng hạn, khi các khu rừng ở vùng than bùn (peat land) bị đốt cháy hoặc khô nước, lượng khí thải các-bon không chỉ giới hạn trong thảm thực vật phía trên rừng; mà hợp chất hữu cơ nằm phía dưới mặt đất cũng bắt đầu thải các-bon. Các khu rừng than bùn chứa nhiều cácbon trong lòng đất hơn là trên bề mặt. Số các-bon này rò rỉ ra đất và khí quyển sau khi rừng bị mất. Khi không còn cây cối, Trái đất sẽ mất đi một thứ tài nguyên quý giá có tính năng hấp thu liên tục CO2 trong khí quyển. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, có tới gần 5 tỷ .