tailieunhanh - Hướng dẫn giải bài C4,C5,C6 trang 41 SGK Vật lý 7

Nhằm giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc hoàn thiện các bài tập trang 41, đồng thời nắm vững được các kiến thức cơ bản của bài phản xạ âm - Tiếng vang. Mời các em tham khảo tài liệu để tiết kiệm được thời gian và biết thêm các gợi ý giải bài tập nhanh chóng, hiệu quả. | Bài C4 trang 41 SGK Vật lý 7 Trong những vật sau đây: Miếng xốp, ghế nệm mút; Mặt gương; tấm kim loại; Áo len; cao su xốp; Mặt đá hoa, tường gạch. Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém. Hướng dẫn trả lời bài C4 trang 41 SGK Vật lý 7: +Vật phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém) có bề mặt nhẵn, cứng + Vật phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt) có bề mặt gồ ghề, mềm => Vật phản xạ âm tốt: mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch. Vật phản xạ âm kém: miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp. Bài C5 trang 41 SGK Vật lý 7 Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng, phòng ghi âm, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung để giảm tiếng vang. Hãy giải thích tại sao? Hướng dẫn trả lời bài C5 trang 41 SGK Vật lý 7: Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn Bài C6 trang 41 SGK Vật lý 7 Khi muốn nghe rõ hơn, người ta thường đặt bàn tay, khum lại, sát vào vành tai đồng thời hướng tai về phía nguồn âm. Hãy giải thích tại sao ? Hướng dẫn trả lời bài C6 trang 41 SGK Vật lý 7: Mỗi khi khó nghe âm, người ta thường đặt bàn tay khum lại sát vào vành tai, đồng thời hướng tai về phía nguồn âm để hướng âm phản xạ từ tay đến tai giúp ta nghe được âm to hơn.   Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website và download về máy để tham khảo dễ dàng  hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo: >> Bài trước: Hướng dẫn giải bài C1,C2,C3 trang 40 SGK Vật lý 7  >> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài C7,C8 trang 42 SGK Vật lý .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN