tailieunhanh - Một số dạng tình huống có vấn đề trong dạy học những nguyên lí của chủ nghĩa Mác Lênin về Chủ nghĩa xã hội
Bài viết Một số dạng tình huống có vấn đề trong dạy học những nguyên lí của chủ nghĩa Mác Lênin về Chủ nghĩa xã hội trình bày: Tình huống có vấn đề(THCVĐ) là một trong những đặc trưng cơ bản, hạt nhân và trọng tâm nhất của phương pháp dạy học này. Vì thế, việc nắm vững các dạng THCVĐ trong dạy học các nội dung này là yêu cầu hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học hiện nay,. . | MỘT SỐ DẠNG TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC NHỮNG NGUYÊN LÍ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VŨ ĐÌNH BẢY - ĐẶNG XUÂN ĐIỀU Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Trong quá trình dạy học những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề (PPDHNVĐ) tỏ ra rất phù hợp với những đòi hỏi bức thiết từ mục tiêu và đặc thù tri thức của nội dung bài dạy. Tình huống có vấn đề (THCVĐ) là một trong những đặc trưng cơ bản, hạt nhân và trọng tâm nhất của phương pháp dạy học này. Vì thế, việc nắm vững các dạng THCVĐ trong dạy học các nội dung này là yêu cầu hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học hiện nay. 1. Khi bàn về PPDHNVĐ, trước hết cần khẳng định việc vận dụng phương pháp này trong dạy học không phải là hiện tượng mới mẻ trên thế giới. Trước đây, từ những năm 70 của thế ký XIX, nhiều nhà giáo dục học đã nghiên cứu về vấn đề này và nêu lên phương pháp tìm tòi, phát kiến trong dạy học nhằm động viên và hình thành năng lực nhận thức cho người học bằng cách lôi cuốn họ tự lực tham gia phân tích các sự vật, hiện tượng chứa đựng những mâu thuẫn khách quan nhằm khơi dậy và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Riêng đối với nước ta, việc nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học (PPDH) này là một bước tiến của khoa học sư phạm trong việc tìm kiếm các phương pháp mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Nếu các PPDH truyền thống trước kia hướng người học chủ yếu tiếp thu kiến thức một cách thụ động, thì PPDHNVĐ cố gắng tạo ra môi trường để kích thích sự chủ động trong việc tìm tòi, khám phá tri thức của người học, giúp họ không chỉ nắm vững những kiến thức cơ bản mà còn biết vận dụng những tri thức đó vào thực tiễn một cách linh hoạt. Khi bàn về đặc trưng cơ bản của PPDHNVĐ, các nhà khoa học giáo dục trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Chẳng hạn như: nhà nghiên cứu giáo dục người Ba Lan V. O. Kon cho rằng, đặc trưng quan .
đang nạp các trang xem trước