tailieunhanh - Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình
Bài viết Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình trình bày: Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Đồng Hới là khá cao và đa dạng, thể hiện ở sự tự đánh giá về nhu cầu tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý tại trường, nhu cầu tham vấn ở các nội dung khác nhau, nhu cầu về cán bộ đảm nhiệm công tác tham vấn và nhu cầu về hình thức tham vấn,. . | NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI – TỈNH QUẢNG BÌNH HOÀNG THỊ TÂM - TRẦN THỊ TÚ ANH Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Đồng Hới là khá cao và đa dạng, thể hiện ở sự tự đánh giá về nhu cầu tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý tại trường, nhu cầu tham vấn ở các nội dung khác nhau, nhu cầu về cán bộ đảm nhiệm công tác tham vấn và nhu cầu về hình thức tham vấn. Trong các nội dung tham vấn thì học tập và hướng nghiệp là hai lĩnh vực mà học sinh có nhu cầu tham vấn nhiều nhất. Kết quả nghiên cứu khuyến cáo cần có những biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý cho các em trong thời gian sớm nhất. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã giúp con người trở nên năng động và nhạy bén hơn, song cũng làm cho họ phải đối mặt nhiều hơn với sức ép của cuộc sống hiện thực, khiến họ rơi vào trạng thái căng thẳng. Trước những khó khăn tâm lý đó, con người luôn mong được chia sẻ, trao đổi với những người có kinh nghiệm để giải toả những bức xúc, cân bằng trạng thái tâm sinh lý, xác định các thế mạnh của mình để tìm ra cách giải quyết tối ưu, hay nói cách khác, con người có nhu cầu được tham vấn tâm lý. Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em chưa hoàn toàn trưởng thành về mặt tâm lý, xã hội và còn ít những trải nghiệm cuộc sống. Vì vậy, khi đối mặt với những khó khăn trong học tập, tu dưỡng cũng như trong các mối quan hệ với bạn bè, bố mẹ và thầy cô giáo, khá nhiều học sinh đã tỏ ra lúng túng, không biết cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, bị căng thẳng và trong số đó không ít em đã bị rối nhiễu tâm lý. Tổ chức y tế thế giới cảnh báo rối nhiễu tâm lí đứng thứ 5 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật cho con người và dự báo tỉ lệ bị rối nhiễu tâm lý sẽ tăng từ 12% năm 1999 đến 20% vào năm 2020 [2]. Theo Trần Tuấn và các cộng sự, rối nhiễu tâm lý ở trẻ em tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng và có tỷ lệ .
đang nạp các trang xem trước