tailieunhanh - Hiệu quả giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh khuyết tật trí tuệ tại trường nuôi dạy trẻ khuyết tật huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả của chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng thích hợp cho học sinh khuyết tật trí tuệ từ 6-18 tuổi tại trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu là những mẫu nghiên cứu gồm 60 học sinh khuyết tật trí tuệ có IQ từ 20. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học HIỆU QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ TẠI TRƯỜNG NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Tố Trâm*, Ngô Đồng Khanh** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả của chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng thích hợp cho học sinh khuyết tật trí tuệ (KTTT) từ 6 - 18 tuổi tại trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật Củ Chi, TP. HCM. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 60 học sinh KTTT có IQ từ 20 đến 70, được chia làm 2 nhóm, nhóm 1 gồm 21 học sinh KTTT, nhóm 2 gồm 39 học sinh KTTT vừa và nặng. Những học sinh này được áp dụng một phương pháp giáo dục sức khoẻ răng miệng (SKRM) thích hợp hàng tuần và được đánh giá lại kết quả sau 6 tháng can thiệp. Tình trạng mảng bám được đánh giá bằng chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OHI-S). Kết quả: Tình trạng vệ sinh răng miệng tốt tăng từ 3,3% trước giáo dục lên 46,7% sau 6 tháng can thiệp. Qua 6 tháng giáo dục SKRM, điểm chỉ số mảng bám của nhóm 1 giảm từ 2,24 ± 0,54 còn 0,74 ± 0,45. Điểm chỉ số mảng bám của nhóm 2 giảm từ 2,43 ± 0,46 còn 1,15 ± 0,62 (p<0,001). Tỉ lệ % học sinh nhóm 1 có kiến thức đúng về thức ăn tốt cho răng và nướu là 100%, nhóm 2 là 51,3%. Tỉ lệ học sinh thực hành chải răng đạt của nhóm 1 là 100%, nhóm 2 là 33,3%. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy phương pháp giáo dục SKRM cho học sinh KTTT có hiệu quả đối với học sinh nhóm 1, nhóm học sinh có mức độ KTTT nhẹ. Cho thấy cần tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục SKRM đối với các trường có học sinh KTTT. Từ khóa: Giáo dục sức khỏe răng miệng, khuyết tật trí tuệ, người chăm sóc/ nuôi dạy, tình trạng SKRM. ABSTRACT RESULTS OF ORAL HEALTH EDUCATION PROGRAM FOR MENTAL RETARDED CHILDREN ATTENDING A SPECIAL SCHOOL IN CU CHI DISTRICT, HO CHI MINH CITY Huynh To Tram, Ngo Dong Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 223 - 228 Objectives: To test an appropriate oral health education program for .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.