tailieunhanh - Một số đặc điểm về ngữ nghĩa của từ Hán - Việt

Bài báo "Một số đặc điểm về ngữ nghĩa của từ Hán - Việt" đề cập vấn đề từ hai bình diện: đặc điểm ngữ nghĩa của từ Hán - Việt ngoại sinh và đặc điểm ngữ nghĩa của từ Hán - Việt nội sinh. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | NGÔN NGỮ SỐ 12 CHỮ VÀ NGHĨA 2004 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỂ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ HÁN - VIỆT Giáo sư Cao Xuân Hạo đã từng cảnh báo Người Việt sẽ không thể giỏi tiếng Việt nếu khống thấu dáo nghĩa của các từ Hán-Việt vôh chiếm tỉ lệ hơn 70 trong vốn từ vựng tiếng Việt 1. Lời cảnh báo này đồng thòi thích hợp với những người đang học tập và nghiên cứu văn hoá Việt Nam nói chung và tiếng Việt nói riêng nhâ t là người Trung Quốc. Chịu sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ người Trung Quốc rất dễ chủ quan và hiểu sai nghĩa của từ Hán - Việt. Đối vổi những từ Hán - Việt nội sinh tức những từ Hán - Việt do người Việt Nam dùng các yến tô Hán - Việt tạo ra như những từ tiếp viên tiếp thị đối tác địa ô c thân thương. thì họ thường cảm thấy bổ ngỡ mà không nhận rõ được gốc tích của chúng như vậy cũng có thể hiểu không được chính xác ngữ nghĩa của chúng. Cho nên phân tích và nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của từ Hán - Việt sẽ có ý nghĩa tích cực đôì vởi công việc dạy học và nghiên cứu từ Hán - Việt. Chúng tôi sẽ tiếp cận vấn đề từ hai bình diện KỶ QUẢNG MƯU 1. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ Hán - Việt ngoại sinh 2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ Hán - Việt nội sinh. I. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ HÁN - VIỆT NGOẠI SINH Chúng tôi quan niệm từ Hán -Việt ngoại sinh là những từ Hán -Việt được mượn nguyên dạng từ tiêhg Hán mà đọc theo âm Hán -Việt. Chẳng hạn những từ như chính trị văn hoá kinh tế xã hội tự do hạnh phúc bình đẳng bác ái chủ tịch bí thư lình chi cam thảo. Những từ Hán - Việt được đảo ngược trật tự các yếu tố của từ gốc Hán chúng tôi cũng xếp vào loại này như những từ án mạng âm thanh bảo đảm tác động sắc diện thụ hưởng triệu chứng. chẳng hạn. Trong loại từ Hán - Việt này một bộ phận rất lớn giữ nguyên ý nghĩa của từ gốc Hán còn một bộ phận khác thì ý nghĩa đã có thay đổi dù ít hoặc nhiều. Các nhà nghiên cứu thường nhắc tới trường hợp những từ đã thay đổi hẳn ngữ nghĩa của từ gốc Hán như đáo để tỉ mỉ cốt khí lịch sự khốn nạn tử tế. nhắc tới trường hợp mở rộng nghĩa như các từ ông phụ huynh canh .- những

TÀI LIỆU LIÊN QUAN