tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ở trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu

Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ở trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu" nêu lên đặc điểm tình hình giáo dục tại trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại; Đề ra một số giải pháp trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu. Mời các bạn cùng xem và tham khảo. | MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH DÂN TỘC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đại trà nói chung và chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số nói riêng được xem là nhiệm vụ hàng đầu của ngành Giáo dục. Chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số là yếu tố quan trọng không thể thiếu, đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động chuyên môn của các nhà trường có đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số. Hiện nay, hầu hết các trường đều tập trung tăng cường chú trọng nhiều về công tác nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh dân tộc thiểu số, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đưa chất lượng học sinh ngày một nâng cao dần theo tình hình đổi mới của đất nước hiện nay, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì bậc tiểu học là bậc nền tảng, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng là bước đầu hình thành nhân cách con người cũng là bậc học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người quản lý phải biết vận dụng sáng tạo các biện pháp một cách sáng tạo, người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định về nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu được về tâm sinh lí của học sinh, về nhu cầu và khả năng của các em. Đồng thời, người dạy có khả năng sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số. Là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, tôi nhận thấy đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong nhà trường. Làm thế nào để đẩy mạnh sự phát triển giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói riêng, đặc biệt là công tác nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc. Hiện nay chủ trương của ngành là dạy học theo nhận thức của đối tượng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN