tailieunhanh - Giải bài tập 1,2,3,4,5,6,7,8,9 trang 166,167 SGK Vật lý 11
Các em đang băn khoăn về cách giải các bài tập trang 166,167 SGK Vật lý 11 thì có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn giải bài tập do sưu tầm và tổng hợp. Với cách trình bày rõ ràng, cụ thể sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững lại kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng và hình dung được cách giải bài tập hiệu quả, nhanh chóng. | A. Tóm tắt lý thuyết Khúc xạ ánh sáng SGK Vật lý 11 I. Sự khúc xạ ánh sáng 1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau. 2. Định luật khúc xạ ánh sáng Từ hình vẽ , ta gọi: SI: tia tới; I: điểm tới; N'IN: pháp tuyến với mặt phân cách tại I; IR: tia khúc xạ; i: góc tới; r: góc khúc xạ. Khi thay đổi góc tới i, thực nghiệm cho kết quả sau đây được gọi là định luật khúc xạ ánh sáng. - Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và tia pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. - Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi = hằng số. () II. Chiết suất của môi trường 1. Chiết suất tỉ đối Tỉ số không đổi trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đối n21 của môi trường (2), (chứa tia khúc xạ) đối với môi trường (1) (chứa tia tới) = n21 () - Nếu n21 > 1 thì r < i: Tia khúc xạ bị lệch lại gần pháp tuyến hơn. Ta nói môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1) - Nếu n21 < 1 thì r > i: tia khúc xạ bị lệch xa pháp tuyến hơn. Môi trường (2) chiết quang kém hơn môi trường (1). 2. Chiết suất tuyệt đối Chiết suất tuyệt đối (thường gọi tắt là chiết suất) của môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không. Như vậy chiết suất của chân không là 1. Chiết suất của không khí là 1,000293 nên thường được làm tròn là 1, nếu không cần độ chính xác cao. Mọi môi trường trong suốt đều có chiết suất tuyệt đối lớn hơn 1. Có thể thiết lập được hệ thức: n21 = () trong .
đang nạp các trang xem trước