tailieunhanh - Sự biến đổi tâm thức tôn giáo truyền thống của người Tây Nguyên hiện nay

Bài viết phác thảo sự biến đổi tâm thức tôn giáo của các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên hiện nay; chỉ ra sự đa dạng và biến động của các thực hành tôn giáo trên cơ sở của sự biến mất dần “tâm thức rừng”, sự biến đổi của không gian sống và phương thức sinh kế, sự xâm nhập của các tôn giáo mới, cũng như chính sách bảo tồn văn hóa có chọn lọc và xu hướng sân khấu hóa. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 – 2014 3 PHẠM QUỲNH PHƯƠNG* SỰ BIẾN ĐỔI TÂM THỨC TÔN GIÁO TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÂY NGUYÊN HIỆN NAY Tóm tắt: Dựa trên nghiên cứu thực địa tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Kon Tum từ năm 2012 trở lại đây, bài viết phác thảo sự biến đổi tâm thức tôn giáo của các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên hiện nay; chỉ ra sự đa dạng và biến động của các thực hành tôn giáo trên cơ sở của sự biến mất dần “tâm thức rừng”, sự biến đổi của không gian sống và phương thức sinh kế, sự xâm nhập của các tôn giáo mới, cũng như chính sách bảo tồn văn hóa có chọn lọc và xu hướng sân khấu hóa. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra thách thức trong việc điều chỉnh những mối quan hệ giữa thực hành truyền thống và sự tiếp nhận các giá trị văn hóa mới. Từ khóa: Biến đổi tâm thức tôn giáo, chính sách văn hóa, tôn giáo mới, Tây Nguyên. 1. Dẫn nhập Trong một nghiên cứu gần đây, Mai Thanh Sơn đưa ra một nhận xét khá thú vị về đời sống cộng đồng của các tộc người bản địa ở Tây Nguyên. Theo tác giả, người Tây Nguyên sinh tồn dựa vào ba điểm tựa là tự nhiên, cộng đồng và ngưỡng hành vi. Điểm tựa tự nhiên gồm nhiều yếu tố như đất, rừng, nước, cây, thú, là “những yếu tố đầu vào cơ bản để các sinh kế được thực hiện”1. Điểm tựa cộng đồng là dòng họ, nhóm tộc người, tập quán, luật tục, . Điểm tựa ngưỡng hành vi “là tập hợp những quan niệm của cộng đồng về giới hạn cho phép (ngưỡng hành vi) đối với mỗi con người. Đó có thể là những quan niệm liên quan đến đời sống tinh thần và tâm linh; có thể là đức tin, là sự sợ hãi, sự răn * TS., Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Bài viết phục vụ Đề tài cấp Nhà nước “Vai trò của văn hóa và lối sống trong phát triển bền vững Tây Nguyên”, mã số TN 3/X04, thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên (Chương trình Tây Nguyên 3). Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2014 4 đe của các thông lệ, phong tục tập quán; cũng có thể là nỗi ám ảnh về đạo đức, về các chuẩn mực xã .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN