tailieunhanh - Đại sư Khuông Việt với nền ngoại giao Đại Việt buổi đầu độc lập

Đại sư Khuông Việt được biết đến không chỉ là một danh tăng, mà còn là một nhà ngoại giao trí dũng song toàn. Vậy điều gì đã hun đúc nên phong cách ngoại giao mẫn tiệp ở Đại sư Khuông Việt? Ông có đóng góp gì đối với nền ngoại giao nước nhà buổi đầu độc lập? Đó là những vấn đề trọng tâm mà bài viết này muốn làm sáng rõ. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 – 2014 51 NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH* ĐẠI SƯ KHUÔNG VIỆT VỚI NỀN NGOẠI GIAO ĐẠI VIỆT BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP Tóm tắt: Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê ra sức củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Để làm được điều đó, trong suốt buổi đầu độc lập, các triều đại phong kiến Đại Việt đặc biệt coi trọng mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Hoạt động ngoại giao của Đại Việt khi ấy dựa vào những người tinh thông địa lý, lịch sử, văn học, tài năng mẫn tiệp, ứng đối nhanh trí. Tăng thống Ngô Chân Lưu, hiệu Khuông Việt, là một trong số những trí thức tiêu biểu ấy. Ông được biết đến không chỉ là một danh tăng, mà còn là một nhà ngoại giao trí dũng song toàn. Vậy điều gì đã hun đúc nên phong cách ngoại giao mẫn tiệp ở Đại sư Khuông Việt? Ông có đóng góp gì đối với nền ngoại giao nước nhà buổi đầu độc lập? Đó là những vấn đề trọng tâm mà bài viết này muốn làm sáng rõ. Từ khóa: Khuông Việt, Ngô Chân Lưu, ngoại giao, triều Ngô, triều Đinh, triều Tiền Lê. 1. Bối cảnh lịch sử tác động đến đường lối, phong cách ngoại giao của Đại sư Không Việt Đại sư Khuông Việt tên thật là Ngô Chân Lưu, người hương Cát Lỵ1, huyện Thường Lạc, là dòng dõi Ngô Thuấn Đế2. Thuở nhỏ, ông đã có diện mạo khôi ngô, khí phách hiên ngang khác thường. Ông theo Nho học từ nhỏ, lớn lên lại theo Phật giáo, được Thiền sư Vân Phong ở chùa Khai Quốc nhận làm đệ tử. Bởi vậy, ông không chỉ am hiểu Nho học, tinh thông chữ Hán, mà còn hiểu rộng kinh điển Phật giáo, hiểu sâu yếu chỉ Thiền học. Điều này góp phần làm nên sự kết hợp đặc biệt giữa sự thâm thúy của một nhà nho trác kiệt và sự ung dung tự tại của một nhà sư trong phong cách Đại sư Khuông Việt. * ThS., Đại học Sư phạm Hà Nội. 52 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014 Theo Thiền Uyển tập anh, Đại sư Khuông Việt sinh năm 933 và mất năm 10113. Nghĩa là, ông sinh ra ngay trước những năm đất nước ta thoát khỏi năm Bắc thuộc, chứng kiến đất nước độc lập, tự chủ dưới sự lãnh đạo của các .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.