tailieunhanh - Sự can thiệp của tôn giáo vào chính trị ở Philippines

Trên cơ sở khái quát mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội trước khi Tổng thống Benigno Simeon Aquino III lên nắm quyền năm 2010, bài viết này phân tích sự can thiệp của tôn giáo vào chính trị Philippines hiện nay. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 – 2014 41 LÊ THỊ THANH HƯƠNG* SỰ CAN THIỆP CỦA TÔN GIÁO VÀO CHÍNH TRỊ Ở PHILIPPINES Tóm tắt: Ở Philippines có mặt gần như tất cả các tôn giáo lớn thế giới như Công giáo, Islam giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo với số lượng tín đồ không đồng đều. Đại đa số người dân Philippines theo Công giáo. Trên cơ sở khái quát mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội trước khi Tổng thống Benigno Simeon Aquino III lên nắm quyền năm 2010, bài viết này phân tích sự can thiệp của tôn giáo vào chính trị Philippines hiện nay. Từ khóa: tôn giáo và chính trị, Công giáo, Philippines. 1. Sự can thiệp của tôn giáo vào chính trị ở Philippines giai đoạn trước năm 2010 . Quan hệ giữa Giáo hội và Nhà nước ở Philippines giai đoạn trước năm 1986 Các hiến pháp của Philippines từ 1946 đến nay đều có điều khoản tách biệt Giáo hội và Nhà nước. Nhưng trên thực tế, các tổ chức tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc ủng hộ hay chuyển đổi chế độ chính trị. Mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Nhà nước Philippines từ khi Tổng thống Ferdinand Marcos tuyên bố thiết quân luật năm 1972 khá phức tạp. Tổ chức tôn giáo này phân hóa làm ba nhóm theo ba cấp độ thái độ đối với chính phủ của Tổng thống Ferdinand Marcos: nhóm bảo thủ chủ yếu ủng hộ, trừ những sai lầm quá đáng của chính phủ; nhóm ôn hòa phản đối chính phủ áp đặt thiết quân luật quá dài và hành động đàn áp cũng như bảo vệ quyền lợi của các chính trị gia bị bắt giữ; nhóm cấp tiến cực lực phản đối thiết quân luật, liên kết với những người mác xít, cách mạng1. Đến khi Thượng nghị sĩ Benigno Aquino bị ám sát năm 1981, hầu như toàn bộ người Công giáo chống Tổng thống Ferdinand Marcos, kể cả nhóm bảo thủ. * TS., Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 42 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014 Giai đoạn hậu Tổng thống Ferdinand Marcos (1986 - 2001) chứng kiến sự chuyển đổi chế độ chính trị từ độc tài sang dân chủ với bốn đời tổng thống. Trong những biến chuyển đó, các tổ chức tôn giáo, tiêu biểu là Giáo

TỪ KHÓA LIÊN QUAN