tailieunhanh - Đánh giá mức độ xói mòn và vận chuyển bùn cát do dòng chảy tràn mặt trên lưu vực đầm Lập An, tỉnh Thừa Thiên Huế
Bài viết Đánh giá mức độ xói mòn và vận chuyển bùn cát do dòng chảy tràn mặt trên lưu vực đầm Lập An, tỉnh Thừa Thiên Huế trình bày: Nghiên cứu và đánh giá cụ thể về thực trạng và nguyên nhân bồi lấp đầm lập an, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực từ việc bồi lấp đầm gây ra. Trong nghiên cứu trước đó, tác giả bài báo mới chỉ đánh giá lưu lượng dòng chảy, lượng bùn cát vận chuyển từ lưu vực xuống đầm qua việc ứng dụng mô hình swat,. . | BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XÓI MÒN VÀ VẬN CHUYỂN BÙN CÁT DO DÒNG CHẢY TRÀN MẶT TRÊN LƯU VỰC ĐẦM LẬP AN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Lê Tuấn1; Bùi Ngọc Quỳnh2 Tóm tắt: Đầm Lập An hiện nay đang bị bồi lấp ngày càng nhanh do các tác động từ hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trong đầm và từ hệ thống lưu vực sông suối xung quanh đầm. Sự bồi lấp đầm làm cho việc trao đổi nước giữa đầm và biển ngày càng giảm, gia tăng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến các hoạt động nuôi trồng và hệ sinh thái đang có trong đầm. Do đó, yêu cầu thực tiễn đặt ra là cần có các nghiên cứu và đánh giá cụ thể về thực trạng và nguyên nhân bồi lấp đầm Lập An, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực từ việc bồi lấp đầm gây ra. Trong nghiên cứu trước đó, tác giả bài báo mới chỉ đánh giá lưu lượng dòng chảy, lượng bùn cát vận chuyển từ lưu vực xuống đầm qua việc ứng dụng mô hình SWAT. Vì vậy, để có cái nhìn tổng quan hơn về các quá trình dẫn đến bồi lấp đầm Lập An, bài báo này sẽ đi sâu vào phân tích, đánh giá mức độ xói mòn đất và quá trình vận chuyển bùn cát do dòng chảy tràn mặt trên lưu vực tới đầm Lập An. Từ khóa: đầm Lập An, xói mòn đất, vận chuyển bùn cát. 1. MỞ ĐẦU1 Đầm Lập An có diện tích mặt nước khoảng 16,17km2, chiếm 15,2% diện tích tự nhiên của thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế). Đầm có tên gọi khác là An Cư hoặc Lăng Cô, là một địa hệ ven bờ hoàn chỉnh có chiều dài theo hướng Bắc - Nam khoảng 5 6km, chiều rộng 2 - 4km. Chiều sâu đầm phổ biến khoảng từ 1 - 3m. Hình 1. Vị trí địa lý đầm Lập An 1 2 Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo. Viện Nghiên cứu Tài nguyên nước và Môi trường. Theo kết quả các nghiên cứu trước đó, các hoạt động đào xới lòng hồ để khai thác hàu vôi cùng với các yếu tố động lực (như dòng chảy, sóng, gió, thủy triều,.) đã làm xáo trộn phân bố trầm tích, gây bồi lấp, làm cạn lòng đầm ở một số vị trí cũng như tạo ra các hố sâu tại các vị trí khác. Ngoài các hoạt động nhân sinh - kinh tế xã hội, nước mưa mang theo bùn cát rửa
đang nạp các trang xem trước