tailieunhanh - Về một ngộ nhận liên quan đến “Tứ bất tử”: Soạn giả Thanh Hòa Tử và cuốn Hội Chân Biên (Tiếp theo)

Nối tiếp nội dung phần trước, bài viết trình bày quá trình tìm ra cuốn Hội Chân Biên của Thanh Hòa Tử và những kết luận của tác giả sau quá trình nghiên cứu vấn đề này. Bài viết này sẽ góp phần giúp chúng tôi tìm hiểu kỹ lưỡng hơn trong tương lai về lịch phả hay con đường của sự hình thành thuật ngữ Tứ Bất Tử trong học giới và trong dân gian, | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 – 2014 82 CHU XUÂN GIAO(*) VỀ MỘT NGỘ NHẬN LIÊN QUAN ĐẾN “TỨ BẤT TỬ”: SOẠN GIẢ THANH HÒA TỬ VÀ CUỐN HỘI CHÂN BIÊN (Tiếp theo kỳ trước) Tóm tắt: Bài viết này, từ việc đối sánh văn bản viết liên quan đến các đấng bất tử được phụng thờ trước nay trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trung tâm là cuốn “Hội Chân Biên” bằng Hán văn được hoàn thành vào khoảng giữa thế kỷ XIX và một số công trình phái sinh từ nó được viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt sau này, đi đến nhận định rằng, đã có một sự ngộ nhận, hơn thế đó là sự ngộ nhân dây chuyền, trong học giới nói chung và chuyên ngành văn hóa dân gian nói riêng về Tứ Bất Tử (bốn vị bất tử) trong mối quan hệ của nó với cuốn “Hội Chân Biên”. Từ khóa: Tứ Bất Tử, Thanh Hòa Tử, Hội Chân Biên. 4. Quá trình tìm ra cuốn Hội Chân Biên của Thanh Hòa Tử Cuốn Hội Chân Biên nguyên bản không phải dễ tìm ra như nhiều người vẫn nghĩ. Nhiều người cho rằng, chỉ cần đến kho tàng trữ sách Hán Nôm lớn nhất Việt Nam hiện nay là Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, hay Thư viện Quốc gia, hoặc Thư viện Viện Sử học là có thể tìm được cuốn Hội Chân Biên, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Do đó, mãi đến gần đây, chúng tôi mới tiếp cận được trực tiếp với cuốn sách này nguyên bản chữ Hán. Việc giới thiệu chi tiết cuốn Hội Chân Biên, chúng tôi xin dành một bài viết khác. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu hai điểm liên quan đến “Đoạn trích dẫn cơ bản năm 1990” là soạn giả và năm xuất bản, cũng như nhấn mạnh việc các nhà nghiên cứu đã sử dụng hay không sử dụng nguyên bản cuốn Hội Chân Biên khi viết về Tứ Bất Tử. * ThS., Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Chu Xuân Giao. Về một ngộ nhận liên quan 83 Theo chúng tôi, nhiều người đề cập đến cuốn Hội Chân Biên và tác giả của nó là Thanh Hòa Tử khi nói về Tứ Bất Tử hay các đấng bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, nhưng rất ít người từng đọc cuốn sách này nguyên bản chữ Hán. Họ hầu như chỉ đọc gián tiếp tác phẩm này qua cuốn sách của Nguyễn Văn Huyên in

TỪ KHÓA LIÊN QUAN