tailieunhanh - Hàm lượng Cd, Cr, Ni trong nước và đất nông nghiệp trên hệ thống sông Nhuệ

Bài viết Hàm lượng Cd, Cr, Ni trong nước và đất nông nghiệp trên hệ thống sông Nhuệ trình bày: Các mẫu đất - nước được lấy dọc theo chiều dài sông Nhuệ từ cống Liêm Mạc - Hà Nội đến Phủ Lý - Hà Nam vào tháng 6 năm 2016 để nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới đến sự tích lũy hàm lượng Cd, Cr, Ni trong đất. Hàm lượng Cd, Cr, Ni trong các mẫu nước giao động đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước mặt dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt cột A2 - QCVN 08:2008/BTNM,. . | BÀI BÁO KHOA HỌC HÀM LƯỢNG Cd, Cr, Ni TRONG NƯỚC VÀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN HỆ THỐNG SÔNG NHUỆ Nguyễn Thị Lan Hương1 Tóm tắt: Các mẫu đất - nước được lấy dọc theo chiều dài sông Nhuệ từ cống Liêm Mạc - Hà Nội đến Phủ Lý - Hà Nam vào tháng 6 năm 2016 để nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới đến sự tích lũy hàm lượng Cd, Cr, Ni trong đất. Hàm lượng Cd, Cr, Ni trong các mẫu nước giao động từ <0,001 mg/L; 0,002 mg/L- 0,006 mg/L; 0,013-0,025 mg/L, đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước mặt dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt cột A2 - QCVN 08:2008/BTNMT. Hàm lượng Cd, Cr, Ni trong các mẫu đất giao động từ 0,15 mg/kg – 0,64 mg/kg; 40,2 mg/kg – 59,7 mg/kg; 32,1 mg/kg – 48,5 mg/kg. Hàm lượng Cd, Cr và Ni trong nước và trong đất thay đổi lớn theo các vị trí lấy mẫu. Mối tương quan giữa hàm lượng Cd, Cr, Ni trong nước và trong đất là khá cao, hệ số tương quan Pearson giao động từ 0,61 - 0,76, từ đó chứng tỏ rằng việc sử dụng nước tưới của sông Nhuệ ảnh hưởng đến sự tích lũy hàm lượng Cd, Cr, Ni trong đất. Tại điểm có hàm lượng Cd, Cr, Ni trong nước tưới thấp thì hàm lượng trong đất cũng rất thấp, ngược lại tại điểm có hàm lượng Cd, Cr, Ni trong nước tưới cao thì hàm lượng trong đất cũng tăng cao. Từ khóa: Đất nông nghiệp, Kim loại nặng, sông Nhuệ. 1. MỞ ĐẦU1 Hiện nay ô nhiễm kim loại nặng (KLN) trong môi trường đất đã trở thành vấn đề môi trường đáng báo động. Khác với chất thải hữu cơ có thể tự phân hủy trong đa số trường hợp, các KLN khi đã xâm nhập vào môi trường sẽ tồn tại lâu dài. KLN tích tụ vào các mô sống qua chuỗi thức ăn và tiềm ẩn rủi ro tích luỹ trong cơ thể con người. Quá trình này bắt đầu với nồng độ rất thấp của KLN tồn tại trong nước hoặc cặn lắng, sau đó được tích tụ nhanh trong các động vật và thực vật sống trong nước. Tiếp đến là các động vật khác sử dụng các động và thực vật này làm thức ăn, dẫn đến nồng độ các KLN được tích lũy trong cơ thể sinh vật trở nên cao hơn. Cuối cùng, ở sinh vật cao nhất trong chuỗi thức ăn (thường là con người), .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.