tailieunhanh - Định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trên cơ sở bù đắp chi phí - Ý kiến đóng góp khi thực thi Luật thủy lợi

Bài viết Định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trên cơ sở bù đắp chi phí - Ý kiến đóng góp khi thực thi luật Thủy lợi trình bày: Định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trên cơ sở bù đắp chi phí (theo bottom-up và tuân thủ nguyên tắc "người gây ô nhiễm trả") là một xu thế chung ở trên thế giới trong tất cả các lĩnh vực hoạt động công ích như ngành thủy lợi,. . | BÀI BÁO KHOA HỌC ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ THỦY LỢI TRÊN CƠ SỞ BÙ ĐẮP CHI PHÍ – Ý KIẾN ĐÓNG GÓP KHI THỰC THI LUẬT THỦY LỢI Nguyễn Trung Dũng1, 2 Tóm tắt: Định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trên cơ sở bù đắp chi phí (theo bottom-up và tuân thủ nguyên tắc "người gây ô nhiễm trả") là một xu thế chung ở trên thế giới trong tất cả lĩnh vực hoạt động công ích như ngành thủy lợi. Từ năm 2008 đến nay Việt Nam đã tiến hành miễn giảm thủy lợi phí hay cấp bù thủy lợi phí cho các công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi, đó là hình thức "bù đắp chi phí ngược" (theo top-down) và "gọt chân cho vừa giày". Cùng với nhiều văn bản pháp lý khác hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, định mức kinh tế - kỹ thuật phức tạp và hình thức . làm cho hoạt động của công ty thủy nông lãng phí và phi hiệu quả, chưa phát huy được những tiềm năng to lớn của tài nguyên nước, hệ thống công trình được xây dựng tốn kém và các tiềm năng vô hình khác. Bài báo thảo luận việc định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khi Luật thủy lợi có hiệu lực. Từ khóa: Luật thủy lợi, bù đắp chi phí, định giá sản phẩm và dịch vụ, chính sách nước. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Luật thủy lợi số 08/2017/QH14 tại Điều 34 có đề cập nguyên tắc và căn cứ định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi (sau đây SPDV TL). Khoản 2 có nói đến việc định giá SPDV TL thực hiện theo quy định của pháp luật về giá, có nghĩa là các loại chi phí phải được tính đúng tính đủ và được phép chi mà quốc tế thường gọi là bù đắp chi phí (cost recovery). Tuy được coi là "điểm mới" trong giai đoạn sắp tới khi ngành thủy lợi phải từng bước phát triển theo cơ chế thị trường. Nhưng cần khẳng định rằng điều này không hề mới vì trước năm 2008 (trước NĐ 154/2007 NĐ-CP và NĐ115/2008 NĐ-CP) ngành thủy lợi đã thực hiện khá thành công cơ chế thị trường trong bối cảnh của nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp (Nguyễn Trung Dũng, 2015). Trong lịch sử đất nước, công tác xây dựng thủy lợi và phòng chống lụt bão bao giờ cũng dựa vào sức dân và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.