tailieunhanh - Nghiên cứu so sánh tín ngưỡng thờ táo quân của người Việt ở Việt Nam và người Hán ở Trung Quốc

Bài viết này thông qua việc nghiên cứu so sánh tín ngưỡng thờ thần Táo quân của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ và người Hán ở Trung Quốc để làm rõ chức năng xã hội và các yếu tố giống nhau, khác nhau của loại hình tín ngưỡng này của hai tộc người Việt - Hán | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014 98 TRẦN HẠNH NGUYÊN (*) NGHIÊN CỨU SO SÁNH TÍN NGƯỠNG THỜ TÁO QUÂN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở VIỆT NAM VÀ NGƯỜI HÁN Ở TRUNG QUỐC Tóm tắt: Tín ngưỡng dân gian của người Việt ở Việt Nam và người Hán ở Trung Quốc đều coi Táo quân là vị thần cai quản việc bếp núc và là một trong những vị thần quan trọng của hệ thống thần bảo hộ gia đình, gồm Thổ công, Thổ địa, Tổ tiên. Thần Táo quân có nguồn gốc từ thời Cổ đại ở Trung Quốc. Khi truyền sang Việt Nam, người Việt đã tiếp nhận và cải biên tín ngưỡng thờ thần Táo quân cho phù hợp với phong tục tập quán của mình, nhưng vẫn bảo lưu nhiều yếu tố thờ cúng, lễ vật, chức năng xã hội của người Hán. Bài viết này thông qua việc nghiên cứu so sánh tín ngưỡng thờ thần Táo quân của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ và người Hán ở Trung Quốc để làm rõ chức năng xã hội và các yếu tố giống nhau, khác nhau của loại hình tín ngưỡng này của hai tộc người Việt - Hán. Từ khóa: tín ngưỡng thờ thần Táo quân, tín ngưỡng thờ thần Bếp, người Việt ở Việt Nam, người Hán ở Trung Quốc. 1. Nguồn gốc tín ngưỡng thờ thần Táo quân của người Việt ở Việt Nam và người Hán ở Trung Quốc Người Việt ngoài gọi tên thần Táo quân theo âm Hán Việt, còn gọi theo tên Nôm là thần Bếp, và sau này, do thờ cùng với thần Thổ địa nên được gọi chung là thần Thổ công. Người Hán có nhiều cách gọi tên thần Táo quân như Táo quân, Táo thần, Táo vương, Táo vương gia, Táo công, Táo mẫu, Đông trù Tư mệnh, Bản gia Tư mệnh, Trủng hỏa Lão mẫu Nguyên quân, Táo quân là một vị thần có lịch sử lâu đời và lai lịch hiển hách trong văn hóa tín ngưỡng truyền thống Trung Quốc. Trong lịch sử Trung Quốc, từ thời Tiên Tần đến thời Minh Thanh, việc cúng tế thần Táo quân được coi là một lễ tế quan trọng của triều đình phong kiến. Các thư tịch cổ của * . Giảng viên, Đại học Tây Bắc, tỉnh Sơn La. Trần Hạnh Nguyên. Nghiên cứu so sánh 99 Trung Quốc có nhiều ghi chép về phong tục tế thần Táo quân. Ví dụ, Tư Mã Thiên trong Sử ký - Vũ đế bản ký ghi: “Thiên tử sử thân tư táo”,

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.