tailieunhanh - Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam thực trạng và giải pháp

Bài viết Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam thực trạng và giải pháp trình bày: Tóm tắt kết quả tình hình thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam theo nghị định 99/2010/NĐ-CP. Sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp, bài báo đã tổng hợp được những kết quả nổi bật của việc thực thi chính sách từ năm 2011 đến 2016,. . | Kinh tế & Chính sách CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Phạm Hồng Lượng Tổng cục Lâm nghiệp Bài báo trình bày tóm tắt kết quả tình hình thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam theo Nghị Định 99/2010/NĐ-CP. Sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp, bài báo đã tổng hợp được những kết quả nổi bật của việc thực thi chính sách từ năm 2011 đến 2016. Sau 6 năm triển khai, tổng nguồn thu DVMTR là tỷ đến từ ba đối tượng sử dụng dịch vụ là cơ sở thủy điện, cung cấp nước sạch và kinh doanh du lịch, trong đó phần lớn nguồn thu là từ các cơ sở thủy điện (97,04%). Chính sách chi trả DVMTR đã góp phần quản lý và bảo vệ hiệu quả triệu ha rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy xã hội hóa nghề rừng. Trong giai đoạn sắp tới, nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng sẽ tiếp tục tăng lên và cơ cấu nguồn thu sẽ đa dạng hơn, do mức thu được điều điều chỉnh tăng theo Nghị định147/2016/NĐ-CP và tham gia các thị trường mua bán tín chỉ carbon. Từ khóa: Chi trả, chính sách, dịch vụ môi trường rừng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau khi thí điểm thành công chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tại 2 tỉnh Sơn La và Lâm Đồng trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2010, ngày 24/9/2010 Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả DVMTR để triển khai áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/2011. Đây là một bước tiến mới, thể hiện sự thay đổi đột phá, có tính chiến lược không chỉ trong tư duy, nhận thức mà còn cả hành động trong suốt quá trình thiết kế, xây dựng, ban hành và thực thi chính sách kinh tế đối với ngành Lâm nghiệp ở Việt Nam; chuyển hướng tiếp cận hoàn toàn dựa vào nguồn ngân sách nhà nước theo truyền thống sang tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, nguồn vốn xã hội cho phát triển ngành. Lần đầu tiên, một chính sách kinh tế mới trong Lâm nghiệp được thiết lập, vận hành ở tầm quy mô quốc gia, được các cấp, các ngành và người dân địa phương rất ủng hộ; có tác

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.