tailieunhanh - Giá trị tôn giáo từ phương diện triết học

Trên cơ sở trình bày một số vấn đề lý luận chung về giá trị từ phương diện triết học, bài viết này bước đầu nhận diện giá trị tôn giáo, phân biệt giá trị tôn giáo với giá trị nói chung. nội dung chi tiết. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2014 30 CHU VĂN TUẤN(*) GIÁ TRỊ TÔN GIÁO TỪ PHƯƠNG DIỆN TRIẾT HỌC Tóm tắt: Trên cơ sở trình bày một số vấn đề lý luận chung về giá trị từ phương diện triết học, bài viết này bước đầu nhận diện giá trị tôn giáo, phân biệt giá trị tôn giáo với giá trị nói chung. Từ khóa: Giá trị, triết học, tôn giáo, giá trị tôn giáo, giá trị đạo đức. 1. Khái quát về giá trị Giá trị là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về các giá trị khác nhau, ở các góc độ khác nhau. Trong đó, giá trị luận, giá trị học (còn gọi là triết học giá trị) nghiên cứu giá trị với tính cách là một học thuyết nhằm tìm ra bản chất của giá trị. Một sự vật, hiện tượng có thể bao gồm nhiều giá trị khác nhau: giá trị vật chất, giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ, giá trị giáo dục, giá trị lịch sử, . Các giá trị này không tách rời nhau, mà hòa quyện để tạo nên giá trị chung của sự vật, hiện tượng. Cho đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về giá trị. Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư (Liên Xô): “Giá trị là sự khẳng định hoặc phủ định ý nghĩa của các đối tượng thuộc thế giới xung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm hoặc toàn bộ xã hội nói chung. Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên, mà là bởi tính chất cuốn hút (lôi cuốn) của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con người, phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng, tâm thế và mục đích”(1). Còn theo Từ điển Triết học (Liên Xô), giá trị nói lên ý nghĩa về mặt xã hội của các khách thể trong thế giới xung quanh, nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của các khách thể ấy đối với con người và xã hội (lợi, thiện và ác, cái đẹp và cái xấu nằm trong những hiện tượng của đời sống xã hội hoặc của tự nhiên). Xét bề ngoài, các giá trị là các đặc tính * . TS., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã

TỪ KHÓA LIÊN QUAN