tailieunhanh - SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 5

Đề tài "Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 5" với mục tiêu nhằm áp dụng một số biện pháp trong các hoạt động dạy học và các hoạt động ngoại khóa để học sinh Tiểu học có hứng thú, niềm đam mê, yêu thích học môn Âm nhạc. | Có thể hiểu rằng hứng thú học tập là thái độ yêu thích đặc biệt của học sinh đối với việc học, được thể hiện qua nhiều mức độ như: sự chú ý, tập trung, sự ham thích và cao nhất là niềm đam mê đối với một đối tượng trong quá trình học. Đối với mỗi mức độ của hứng thú, học sinh ở những lứa tuổi khác nhau có những biểu hiện khác nhau, nhưng ở cấp tiểu học đa số các em đều chỉ thể hiện ở mức chú ý, tập trung chứ rất ít học sinh đạt tới mức độ đam mê do các em chưa ý thức được những lợi ích của việc học tập. Do đó, thiết nghĩ mỗi người giáo viên tiểu học phải bền bỉ, là người bạn đồng hành của tất cả các em trên con đường đi tìm niềm đam mê đối với tri thức. Hơn ai hết, giáo viên tiểu học phải coi trọng việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho các em ngay từ những buổi học đầu tiên, những bài học đầu tiên. Đây là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự khéo léo trong nghệ thuật sư phạm. Có thể chỉ với một lời khen : “Hôm nay em hát rất hay và biểu diễn rất sáng tạo” hoặc là: “Em đã hiểu được nội dung của bài hát rồi đấy”. Giáo viên đã kích thích sự hứng thú vốn tiềm ẩn trong học sinh về đối tượng mình đang học, thái độ hứng thú đó sẽ là điểm khởi đầu cho một chuỗi những biến đổi trong nhận thức của học sinh về lợi ích của việc học. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học, với tâm lí thích được khen và động viên thì những lời khuyến khích của thầy cô sẽ là động lực thúc đẩy các em cố gắng hơn, tập trung hơn trong giờ học. Ngoài ra, còn có rất nhiều phương pháp kích thích hứng thú cho các em như: tổ chức các hình thức học tập phong phú, tăng cường hình thức học tập ngoài trời với các kĩ năng thiết thực cho cuộc sống như: quan sát, trải nghiệm, thực hành

TỪ KHÓA LIÊN QUAN