tailieunhanh - Ứng xử với biển của cư dân huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Bài viết dưới đây hướng tới việc phân tích, tìm hiểu cách ứng xử với biển của cư dân huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trên các bình diện “quai đên lấn biển” để làm nông nghiệp; từng bước nhận thức về biển để khai thác những giá trị của biển. Cả hai bình diện này được thể hiện thông qua quá trình “quai đê lấn biển”; hình thành nghề - làng nghề và cuối cùng là tổ chức đời sống xã hội. | Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II ỨNG XỬ VỚI BIỂN CỦA CƯ DÂN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH Ths. Bùi Cẩm Phượng Bộ môn Việt Nam học Email: Camphuongbui@ Tóm Tắt: Kim Sơn là huyện ven biển nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình, huyện được thành lập cách đây 184 năm, gắn liền với tên tuổi của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Đứng trước biển, để sinh tồn những người dân vốn đậm chất đồng bằng Bắc Bộ đã chọn cách ứng xử sao cho phù hợp với tự nhiên để khai thác những mặt thuận lợi và hạn chế những mặt không thuận lợi. Bài viết dưới đây hướng tới việc phân tích, tìm hiểu cách ứng xử với biển của cư dân huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trên các bình diện “quai đên lấn biển” để làm nông nghiệp; từng bước nhận thức về biển để khai thác những giá trị của biển. Cả hai bình diện này được thể hiện thông qua quá trình “quai đê lấn biển”; hình thành nghề - làng nghề và cuối cùng là tổ chức đời sống xã hội. 1. Dẫn nhập Việt Nam có km đường bờ biển, với gần 3000 đảo lớn nhỏ. Trải dọc suốt chiều dài đất nước có khoảng 20 triệu dân cư gắn liền với sông nước, biển cả. Người Việt Nam từ rất lâu đứng trước biển có hai cách ứng xử: Một là “quai đê lấn biển” để làm nông nghiệp; hai là từng bước nhận thức về biển để khai thác những giá trị của biển như đánh bắt tôm, cá Cả hai cách ứng xử này, nằm trong quá trình chúng tôi nghiên cứu ứng xử với biển ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình thành lập năm 1829, thời nhà Nguyễn dưới triều vua Minh Mạng, gắn liền với tên tuổi của Doanh điền Nguyễn Công Trứ là một minh chứng điển hình cho cách ứng xử “quai đê lấn biển” để biến những vùng đất khô cằn ven biển thành nơi canh tác lúa nước và những làng quê trù phú. Đứng trước biển những người dân vốn đậm chất đồng bằng Bắc Bộ cũng từng bước nhận thức được giá trị to lớn của biển. Hai giá trị trên có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Bài viết này, chúng tôi nghiên cứu duyên hải Kim Sơn thực chất là tìm hiểu cách ứng xử của họ trên cả hai bình diện đó. 2. Cách .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.