tailieunhanh - Từ Hán Việt – Bình diện ngữ nghĩa

Theo thống kê của Macpero, tiếng Việt có hơn 60% từ gốc Hán. Có 4 nguyên nhân là: Chính sách xâm lược của người Hán, sự chung sống của người Hán trên đất Giao Châu, sự truyền bá văn hóa học thuật Hán, tính thuyết phục của tiếng Hán. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết. | Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II TỪ HÁN VIỆT – BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA TS. Trần Tiến Khôi Bộ môn Việt Nam học, Đại học Thăng Long Tóm tắt: Theo thống kê của Macpero, tiếng Việt có hơn 60% từ gốc Hán. Có 4 nguyên nhân là: Chính sách xâm lược của người Hán, sự chung sống của người Hán trên đất Giao Châu, sự truyền bá văn hóa học thuật Hán, tính thuyết phục của tiếng Hán. Tuy vậy, người Việt đã tiếp thu tiếng Hán một cách sáng tạo theo 4 xu hướng sau trên bình diện ngữ nghĩa: Giữ nguyên gốc Hán, thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa, biến đổi hoàn toàn về nghĩa. Thế nhưng về mặt từ pháp, từ Hán Việt lại tuân thủ quy tắt cấu tạo từ của tiếng Hán, chúng được kết hợp theo nguyên tắc phụ - chính, trong khi từ ghép tiếng Việt lại cấu tạo theo nguyên tắc chính - phụ. Bên cạnh đó, từ Hán Việt có số lượng từ đồng nghĩa khá lớn, ví dụ, có đến 15 từ đồng nghĩa với từ “người” Tất cả những nguyên nhân trên khiến lớp từ Hán Việt vẫn là rào cản đối với người Việt. Để giải quyết khó khăn trên, cần trang bị cho người Việt 3000 chữ Hán thông dụng và một số quy tắc về từ pháp tiếng Hán. Hiện tượng Việt hóa từ Hán Việt là hợp với quy luật phát triển của ngôn ngữ, thể hiện sự sáng tạo trong tiếp biến văn hóa của người Việt. Từ khóa: tiếng Việt, từ gốc Hán, người Hán, văn hóa học thuật Hán, bình diện ngữ nghĩa, từ Hán Việt, nguyên tắc phụ - chính, nguyên tắc chính - phụ, “người”, 3000 chữ Hán thông dụng, quy tắc về từ pháp tiếng Hán, quy luật phát triển của ngôn ngữ, tiếp biến văn hóa. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Việt có số lượng từ Hán Việt rất lớn. Cho đến nay các công trình chuyên khảo từ Hán Việt đã giải quyết các vấn đề cơ bản về nguồn gốc cũng như các bình diện ngôn ngữ của từ Hán Việt. Tuy vậy, từ Hán Việt đối với người Việt Nam nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng vẫn là một rào cản không nhỏ, mặc dù người học được trang bị một cách hệ thống và liên tục qua các cấp học. Sự khó khăn khi tiếp cận và sử dụng từ Hán Việt thể hiện ở nhiều bình diện. Trong đó, rõ nhất vẫn là bình diện ngữ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN