tailieunhanh - Nghiên cứu định hướng giải pháp bảo vệ bờ đoạn hợp lưu sông Mã và sông Chu tỉnh Thanh Hóa khi các thủy điện thượng lưu vận hành
Bài viết này phân tích tổng hợp các yếu tố nhằm đưa ra cơ sở khoa học để định hướng giải pháp bảo vệ bờ chống sạt lở phục vụ chỉnh trị đoạn ngã ba sông Mã và sông Chu. Bên cạnh đó, bài viết cũng trình bày kết quả nghiên cứu thủy động lực những biến động khu vực hợp lưu xem xét trên mặt bằng, mặt cắt dọc theo các kịch bản tổ hợp dòng chảy đến của 2 sông. Đồng thời dự báo sự biến đổi lòng dẫn khu vực hợp lưu dựa trên mô hình toán MIKE 21C. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ ĐOẠN HỢP LƯU SÔNG MÃ VÀ SÔNG CHU TỈNH THANH HÓA KHI CÁC THỦY ĐIỆN THƯỢNG LƯU VẬN HÀNH Nguyễn Thanh Hùng1, Nguyễn Thành Luân1, Nguyễn Thành Công2 Tóm tắt: Thủy điện Cửa Đạt trên sông Chu đưa vào khai thác sẽ làm thay đổi rất lớn chế độ thủy lực, thủy văn ở hạ du dòng chính sông Mã, trước hết làm thay đổi tỷ lệ lưu lượng giữa sông Mã và sông Chu, dẫn đến sự thay đổi lòng dẫn ở vùng hợp lưu ngã ba Giàng. Biến động về lòng dẫn hạ du đã và đang có những ảnh hưởng bất lợi tới hệ thống các công trình hai bên bờ sông gây sạt lở bờ, bãi, .Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu định hướng các giải pháp nhằm ổn định bờ sông chống sạt lở phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng hạ lưu sông Mã, tỉnh Thanh Hóa. Từ khóa: Hợp lưu sông Mã, Giải pháp bảo vệ bờ, xói lở, bồi lắng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Hiện tượng xói lở, bồi lắng ở ngã ba Giàng- hợp lưu giữa sông Mã và sông Chu của hệ thống sông Mã luôn diễn ra và có những biến động phức tạp, đặc biệt những năm gần đây khi các thủy điện thượng nguồn đi vào hoạt động (Nguyễn Thanh Hùng và nnk, 2015). Sạt lở bờ sông trực tiếp đe dọa đến hệ thống đê chống lũ và tiềm ẩn những tai họa khôn lường (Nguyễn Thu Huyền và nnk, 2015). Hiện tại đã có những giải pháp gia cố bờ để hạn chế xói lở khu vực kè tả sông Mã đoạn qua xã Hoằng Giang, Hoằng Hợp, tuy vậy hiệu quả chưa cao do lòng dẫn sông luôn biến động. Thực tế trên cho thấy, việc xác định đúng nguyên nhân gây biến động lòng dẫn, sạt lở bờ sông từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa trong việc phát triển bền vững khu hợp lưu. Bài báo này phân tích tổng hợp các yếu tố nhằm đưa ra cơ sở khoa học để định hướng giải pháp bảo vệ bờ chống sạt lở phục vụ chỉnh trị đoạn ngã ba sông Mã và sông Chu. 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tài liệu sử dụng - .
đang nạp các trang xem trước