tailieunhanh - Vài suy nghĩ nhân nửa thế kỷ thông cáo 14-6-1965 của hàng giám mục Việt Nam

Thông cáo ngày 14/6/1965 cho phép người Công giáo được tôn kính tổ tiên và anh hùng liệt sĩ. Theo tinh thần hội nhập văn hóa đó, Công giáo đã biến đổi từ một tôn giáo xa lạ trở thành một tôn giáo gần gũi hơn với dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng làm xuất hiện một số vấn đề cần tiếp tục xử lý. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2014 106 PHẠM HUY THÔNG* VÀI SUY NGHĨ NHÂN NỬA THẾ KỶ THÔNG CÁO 14/6/1965 CỦA HÀNG GIÁM MỤC VIỆT NAM Tóm tắt: Cuộc tranh cãi về nghi lễ Trung Hoa kéo dài 294 năm (1645 - 1939) gây nhiều thiệt hại cho Giáo hội Công giáo ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Nhằm tháo gỡ vấn đề này, Tòa Thánh đã công bố “Huấn thị Plane compertum est”. Sau Công đồng Vatican II, các giám mục Việt Nam đã xin thực thi Huấn thị trên và Thông cáo ngày 14/6/1965 cho phép người Công giáo được tôn kính tổ tiên và anh hùng liệt sĩ. Theo tinh thần hội nhập văn hóa đó, Công giáo đã biến đổi từ một tôn giáo xa lạ trở thành một tôn giáo gần gũi hơn với dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng làm xuất hiện một số vấn đề cần tiếp tục xử lý. Từ khóa: Công giáo, Hội đồng Giám mục Việt Nam, nghi lễ Trung Hoa, hội nhập văn hóa, tôn kính tổ tiên,Việt hóa đạo. Kể từ ngày Hội đồng Giám mục Việt Nam ra Thông cáo ngày 14/6/1965 về việc tôn kính tổ tiên và các anh hùng liệt sĩ đến nay đã tròn nửa thế kỷ. Bản Thông cáo là việc tiếp nối đề nghị của Hội đồng Giám mục Việt Nam xin áp dụng Huấn thị Plane compertum est ngày 8/12/1939, được Tòa Thánh chấp thuận ngày 20/10/1964. Bản thông cáo không những chấm dứt những hệ lụy tranh cãi về nghi lễ Trung Hoa kéo dài 294 năm, kể từ năm 1645 khi Giáo hoàng Innocenté X ra sắc lệnh cấm các nghi lễ cúng bái tổ tiên và Khổng Tử đến năm 1939 khi Huấn thị Plane compertum est được ban hành, mà còn tháo gỡ rào cản cho người Việt Nam đến với Công giáo và cho người Công giáo Việt Nam khỏi xa lạ với công đồng. Nhân dịp này, chúng tôi muốn nêu mấy suy nghĩ xung quanh việc thực thi thông cáo này. Trước hết, chúng tôi nghĩ, việc Tòa Thánh thay đổi lập trường về nghi lễ Trung Hoa không phải do thiệt hại quá lớn về sự tử đạo của hàng chục ngàn tín đồ Công giáo ở Châu Á vì sự cứng nhắc và bảo thủ của Vatican về vấn đề này như một vài ý kiến từng nêu. Chúng ta biết rằng, ngay từ * TS., Trung tâm Khoa học Tư duy (CTS). Phạm Huy Thông. Vài suy nghĩ nhân nửa thế