tailieunhanh - Ý kiến phụ nữ đối với Phật học

“Ý kiến phụ nữ đối với Phật học” là tên một chuyên đề của Tạp chí Viên Âm, cơ quan ngôn luận của Hội Phật học An Nam, đăng tải những bài viết về Phật học của nữ giới Phật giáo trên khắp cả nước, trong đó chủ yếu là ở Huế, trung tâm của phong trào chấn hưng Phật giáo ở Miền Trung giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Mời các bạn cùng tìm hiểu về tờ báo này. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2014 92 LÊ TÂM ĐẮC* “Ý KIẾN PHỤ NỮ ĐỐI VỚI PHẬT HỌC” Tóm tắt: “Ý kiến phụ nữ đối với Phật học” là tên một chuyên đề của Tạp chí Viên Âm, cơ quan ngôn luận của Hội Phật học An Nam, đăng tải những bài viết về Phật học của nữ giới Phật giáo trên khắp cả nước, trong đó chủ yếu là ở Huế, trung tâm của phong trào chấn hưng Phật giáo ở Miền Trung giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Nhiều vấn đề được đề cập đến trong chuyên đề này từ năm 1935, tiêu biểu như đề cao phương pháp tu tập Tịnh Độ, phân biệt chính tín và mê tín, định rõ giới luật và phẩm cách của giới tăng sĩ cũng như giới cư sĩ, làm rõ tác động tích cực của Phật giáo trong đời sống gia đình, . còn nguyên giá trị cả về phương diện lý luận lẫn phương diện thực tiễn đối với sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Chấn hưng, Hội Phật học An Nam, nữ giới, Phật giáo, Viên Âm. 1. Dẫn nhập Từ năm 1935, trên tờ Viên Âm, cơ quan ngôn luận của Hội Phật học An Nam, bên cạnh các chuyên mục tương đối ổn định như “Quyển đầu ngữ”, “Nghị luận”, “Diễn đàn”, “Kinh học”, “Luận học”, “Bình nghị”/ “Thảo luận”/ “Ngôn luận”, “Thi lâm”, “Tiêu tức”, đã mở thêm chuyên mục “Ý kiến phụ nữ đối với Phật học” để đăng tải những bài viết về Phật học của nữ giới Phật giáo. Chuyên mục thu hút được khá nhiều chuyên luận sắc sảo của nữ giới Phật giáo khắp cả nước, trong đó chủ yếu là ở Huế, trung tâm của phong trào chấn hưng Phật giáo ở Miền Trung nửa đầu thế kỷ XX. 2. Các chủ đề chính của chuyên mục “Ý kiến phụ nữ đối với Phật học” . Khuyến khích nữ giới tu học Phật pháp Để thuyết phục nữ giới tu học Phật pháp, nữ sĩ Diệu Không trước hết phân tích về những hạn chế của Nho giáo và phong trào Âu hóa đối với * TS., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Lê Tâm Đắc. “Ý kiến của phụ nữ đối với Phật học”. 93 phụ nữ Việt Nam đương thời. Theo đó, từ khi Nho học xâm nhập vào Việt Nam, phụ nữ nước ta phải khép vào trong khuôn thước Tam tòng, Tứ đức, nên .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN