tailieunhanh - Một số vấn đề môi trường chủ yếu khi phát triển điện gió ở vùng bờ biển
Bài viết trình bày lợi ích của việc phát triển điện gió và thực trạng phát triển điện gió ở các vùng nghiên cứu trong dự án Secoha. Ngoài ra, tác giả còn đề cập trong bài viết một số vấn đề môi trường chủ yếu: quan hệ giữa phát triển điện gió và môi trường, ví dụ về xung đột trong phát triển điện gió ở bờ tây Thụy Điển. Qua kết quả điều tra nghiên cứu trên cho thấy điện gió vẫn là một trong số ít các nguồn năng lượng mà khi khai thác sử dụng ít gây tác động tiêu cực tới môi trường nhất. Do vậy, đây là nguồn năng lượng cần được chú trọng phát triển trong chính sách năng lượng của Việt Nam. | MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHỦ YẾU KHI PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ Ở VÙNG BỜ BIỂN Trần Đình Lân, Karl Bruckmeier MỞ ĐẦU Nhu cầu phát triển điện gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác ngày càng trở lên cấp thiết không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các quốc gia khác trong quá trình chuyển đối hệ thống năng lượng quốc gia theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội và thân thiện môi trường. Trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, mục tiêu phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo được đặt ra là “Phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010; khoảng 5% vào năm 2020, và khoảng 11% vào năm 2050” (Quyết định 1855/QĐ-TTg năm 2007). Để đạt được mục tiêu này, một số hoạt động triển khai điều tra, nghiên cứu tiền năng các nguồn năng lượng mới, tái tạo, trong đó có điện gió đã được thực hiện (Vũ Mạnh Hà 2007, Trần Hữu Quốc và nnk, 2007, Phạm anh Tuấn, 2007) đồng thời các thử nghiệm về năng lượng gió để phát điện cũng đã được triển khai ở vùng bờ biển và một số đảo của Việt Nam, tính đến 4/11/2011, đã có 27 dự án điện gió triển khai ở các qui mô khác nhau, tập trung chủ yếu ở vùng bờ và đảo của nước ta, các thỏa thuận hợp tác quốc tế để phát triển điện gió cũng được xúc tiến (). Vùng bờ biển có nhiều tiềm năng để phát triển điện gió do điều kiện tự nhiên về gió thuận lợi (tần xuất, tốc độ và cường độ gió), đồng thời việc đặt các tua-bin gió cũng dễ dàng hơn (trên đất liền, đảo hoặc trên biển) và có thể phát triển thành những “công viên” tua - bin gió trên biển. Phát triển điện gió mang lại nhiều lợi ích về năng lượng bền vững cho kinh tế và xã hội, tuy nhiên cũng có những ảnh hưởng môi trường đáng chú ý mà trong quá trình xây dựng các qui hoạch, kế hoạch cũng như triển khai các dự án điện gió ở vùng bờ biển không thể bỏ qua. Kết quả điều tra ban đầu gần đây bằng bộ câu hỏi đối với hầu hết các trọng điểm nghiên cứu (bảng 1) của một số nước châu Âu và châu Á trong khuôn khổ
đang nạp các trang xem trước