tailieunhanh - Xử lý nước thải xi mạ bằng phương pháp keo tụ điện hóa sử dụng bể sục khí với điện cực hình trụ
Nghiên cứu này nhằm mục đích xử lý kim loại nặng có trong nước thải xi mạ bằng phương pháp keo tụ điện hóa. Nước thải xi mạ chưa qua xử lý được lấy từ nhà máy xi mạ với nồng độ cao các kim loại Cr, Ni, Cu, Zn (riêng với Cr, nồng độ tổng của Cr(III) và Cr(VI) lên đến 350 ppm). | Science & Technology Development, Vol 19, Xử lý nước thải xi mạ bằng phương pháp keo tụ điện hóa sử dụng bể sục khí với điện cực hình trụ Tô Thị Hiền Lê Minh Hoàng Nguyễn Thị Phương Thảo Nguyễn Lý Sỹ Phú Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 04 tháng 01 năm 2016, nhận đăng ngày 02 tháng 12 năm 2016) TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích xử lý kim loại nặng có trong nước thải xi mạ bằng phương pháp keo tụ điện hóa. Nước thải xi mạ chưa qua xử lý được lấy từ nhà máy xi mạ với nồng độ cao các kim loại Cr, Ni, Cu, Zn (riêng với Cr, nồng độ tổng của Cr(III) và Cr(VI) lên đến 350 ppm). Mô hình bể thí nghiệm có thể tích 2 L. Điện cực sắt hình trụ được sử dụng trong thí nghiệm, quá trình vận hành được sục khí oxygen nguyên chất 99 % nhằm tăng hiệu quả xử lý. Kết quả cho thấy rằng pH, mật độ dòng điện, và thời gian xử lý ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử lý của phương pháp keo tụ điện hóa. Hiệu suất xử lý đạt hơn 99,9 % đối với tất cả các kim loại nặng trong nước thải khi vận hành mô hình với mật độ dòng điện 9,4 mA/cm2, thời gian 30 phút tại pH nước thải 5. Kết quả tối ưu bằng RSM gần như tương đương với kết quả tối ưu bằng thực nghiệm với mật độ dòng điện 8,79 mA/cm2, thời gian xử lý 30,01 phút và pH 4,95. Ngoài ra, phương pháp này có khả năng xử lý tốt kim loại nặng ở nhiều khoảng nồng độ. Điện cực trong quá trình sử dụng bị ăn mòn không đáng kể qua khảo sát quét thế tuần hoàn. Với hiệu quả xử lý cao, cách vận hành đơn giản, không cần tiêu tốn hóa chất, lượng điện tiêu thụ chỉ 10 kWh/m3, đây là phương pháp triển vọng có thể áp dụng trong việc xử lý nước thải xi mạ trong thực tế. Từ khóa: keo tụ điện hóa, điện cực sắt, bể sục khí, nước thải xi mạ, kim loại nặng MỞ ĐẦU Kim loại nặng phát sinh từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau như hóa chất, pin và ắc quy, khai khoáng, gia công và chế biến kim loại Trong đó, công nghiệp xi mạ là một ngành điển hình trong xả thải kim loại nặng [1]. Nhiều phương pháp lý, hóa và sinh học bao gồm .
đang nạp các trang xem trước