tailieunhanh - Dạng tiệm cận của sóng truyền trong môi trường đàn hồi phân lớp tuần hoàn khi xấp xỉ sóng dài

Bài viết phân tích bài toán truyền sóng lamb (sóng hai thành phần) trong môi trường đàn hồi phân lớp tuần hoàn, không nén được, có biến dạng trước. với giả thiết các lớp vật liệu đều mỏng, hay khi xấp xỉ sóng dài, trường sóng, cũng như vận tốc sóng được biếu diễn thành chuỗi lũy thừa của tham số bé. kết quả chính của bài báo là xác định được các hệ số trong khai triển tiệm cận của vận tốc sóng | BÀI BÁO KHOA HỌC DẠNG TIỆM CẬN CỦA SÓNG TRUYỀN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐÀN HỒI PHÂN LỚP TUẦN HOÀN KHI XẤP XỈ SÓNG DÀI Nguyễn Thị Khánh Linh1, Trần Thị Trâm2 Tóm tắt: Bài báo trình bày bài toán truyền sóng trong môi trường đàn hồi, phân lớp tuần hoàn trong trường hợp xấp xỉ sóng dài, hay khi các lớp đều mỏng. Các lớp vật liệu được giả thiết là không nén được và có biến dạng trước. Để giải quyết bài toán, phương pháp khai triển tiệm cận đã được sử dụng. Các biểu diễn tiệm cận của chuyển dịch, ứng suất đã được thiết lập. Vận tốc sóng được biểu diễn thành chuỗi luỹ thừa của tham số bé kh , trong đó k là số sóng, h (được xác định trong công thức (3)) là độ dày một chu kỳ. Ba hệ số đầu tiên của chuỗi được xác định một cách trực tiếp. Các công thức truy hồi đã được thiết lập để xác định các hệ số tiệm cận bậc cao còn lại. Từ khóa: Truyền sóng, môi trường phân lớp tuần hoàn, dạng tiệm cận. 1. MỞ ĐẦU1 Các bài toán truyền sóng trong môi trường đàn hồi (J. D. Achenback, 1973, A. H. Nayfeh, 1995, J. M. Carione, 2001) có ứng dụng to lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học và kỹ thuật như Âm học, Địa chấn học, Địa vật lý, Khoa học vật liệu, Khoa học đánh giá không hư hỏng, Chẩn đoán y học bằng hình ảnh, Công nghệ viễn thông,. Vì các cấu trúc mỏng xuất hiện nhiều trong thực tế, nên sự truyền sóng trong các cấu trúc này là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả, chẳng hạn (H. F. Tiersten, 1973,., G. A. Rogerson, 1999). Đối với các bài toán truyền sóng, mục tiêu cơ bản là tìm ra phương trình tán sắc, có dạng: c = /k = F(p1, p2,.) trong đó là tần số sóng, k là số sóng, c là vận tốc sóng, pi là các tham số vật liệu. Sau khi xác định vận tốc sóng từ phương trình tán sắc, các đại lượng khác như chuyển dịch, ứng suất,. mới được xác định. Mặt khác, phương trình tán sắc của sóng là công cụ quan trọng để giải bài toán .

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
31    226    0    29-03-2024
9    211    0    29-03-2024
14    160    0    29-03-2024
41    108    0    29-03-2024
2    100    0    29-03-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.