tailieunhanh - Một số cách tiếp cận lý thuyết và phương pháp trong nghiên cứu về tình dục trên thế giới

Bài viết tổng quan một số cách tiếp cận lý thuyết và phương pháp đã được sử dụng trong nghiên cứu về tình dục trên thế giới. Bên cạnh đó là tổng quan một số phương pháp đã được ứng dụng trong các nghiên cứu về tình dục ở Việt Nam, cho thấy rõ những khoảng trống về phương pháp và lý thuyết trong nghiên cứu về tình dục cần được chú trọng. | Một số cách tiếp cận lý thuyết và phương pháp trong nghiên cứu về tình dục trên thế giới Lê Thu Hiền(*) Tóm tắt: Trong số những nghiên cứu về tình dục, có thể thấy một số lý thuyết thường được vận dụng bao gồm: lý thuyết tiến hóa, lý thuyết trao đổi xã hội, kiến tạo xã hội và lý thuyết về sự gắn kết. Các phương pháp được sử dụng nhiều trong nghiên cứu về tình dục trên thế giới bao gồm cả nghiên cứu lịch đại và nghiên cứu đồng đại. Bài viết tổng quan một số cách tiếp cận lý thuyết và phương pháp đã được sử dụng trong nghiên cứu về tình dục trên thế giới. Bên cạnh đó là tổng quan một số phương pháp đã được ứng dụng trong các nghiên cứu về tình dục ở Việt Nam, cho thấy rõ những khoảng trống về phương pháp và lý thuyết trong nghiên cứu về tình dục cần được chú trọng. Từ khóa: Tiếp cận lý thuyết, Nghiên cứu tình dục, Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu về hoạt động tình dục không phải là mối quan tâm của xã hội học cho đến cuối thế kỷ XX. Trong khi đó, theo Từ điển Xã hội học Oxford, rất nhiều ngành khoa học khác ngoài xã hội học lại coi đây là trọng tâm nghiên cứu và người ta thường nhắc tới ba truyền thống: một là y - sinh học; hai là phân tâm học; và thứ ba là khảo sát xã hội với công trình của Alfred Kinsey. Alfred Kinsey được coi là người đầu tiên áp dụng phương pháp khoa học trong nghiên cứu về tình dục (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 2012).(*) Cho đến thập niên 1960, xã hội học mới hình thành chỗ đứng cho riêng mình trong nghiên cứu về tình dục. Các học giả John Gagnon và William Simon với tác phẩm (*) ThS., Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam; Email: lethuhien884@ Sexual Conduct (1973) đã góp phần vào việc phát triển quan điểm giải thích về hành vi tình dục không chỉ tập trung vào yếu tố sinh học mà coi đó như một biểu trưng và hoạt động tình dục bị quy định bởi yếu tố văn hóa - xã hội. Trong cuốn History of Sexuality: An Introduction (1978), Foucault cho rằng tình dục được tạo ra, thay đổi, chỉnh sửa liên tục và theo đó, bản chất của diễn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN