tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học truyện ngắn 1945 - 1975 cho học sinh THPT theo hướng hoạt động học sáng tạo
Luận án "Dạy học truyện ngắn 1945 - 1975 cho học sinh THPT theo hướng hoạt động học sáng tạo" được thực hiện nghiên cứu với mong muốn góp phần để thực hiện tư tưởng quan trọng, lớn lao : thông qua dạy học TPVC khơi dậy và nuôi dưỡng năng lực độc lập sáng tạo của người công dân mới. . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ----- ----- HOÀNG VĂN VĨNH DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN 1945 - 1975 CHO HỌC SINH THPT THEO HƢỚNG HOẠT ĐỘNG HỌC SÁNG TẠO Chuyên ngành : Lý luận và PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt Mã số : TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Hà Nội - 2015 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Viết Chữ Phản biện 1: GS. TS. Lê A – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 2: PGS. TS. Tôn Thảo Miên – Viện Văn học Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Trí – Bộ Giáo dục và Đào tạo Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi giờ .ngày tháng năm 2015. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Hoàng Văn Vĩnh - Lỗ Bá Đại (2012), Giá trị biểu tượng “cây xà nu” trong truyện ngắn “Rừng xà nu” (Ngữ văn 12 nâng cao), Tạp chí Giáo dục (288) trang 52-54. 2. Hoàng Văn Vĩnh - Lỗ Bá Đại (2013), Định hướng thiết kế giáo án dạy học tác phẩm văn chương theo hướng hoạt động học sáng tạo, Tạp chí Giáo dục (313) trang 40-41. 3. Hoàng Văn Vĩnh - Bùi Thế Nhưng (2013), Định hướng học tập sáng tạo trong dạy học văn, Tạp chí Thế giới trong ta (426) trang 22-26. 4. Hoàng Văn Vĩnh - Bùi Thế Nhưng (2013), Định hướng học tập sáng tạo cho học sinh THPT trong dạy học văn, Tạp chí Giáo dục (318) trang 30-32. 5. Hoàng Văn Vĩnh - Bùi Thế Nhưng - Lỗ Bá Đại (2014), Dạy học tác phẩm "Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" theo hướng tiếp cận văn hóa, Tạp chí Giáo dục (327) trang 39-42. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài . Quan điểm coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu được Đảng và Nhà nước ta nhận thức sâu sắc, toàn diện, tạo phương hướng có tính chiến lược, là động lực cho những thay đổi căn bản về phương pháp dạy học. Trong những yêu cầu thay đổi cấp bách đó, yêu cầu phát huy tính chủ động, sáng tạo .
đang nạp các trang xem trước