tailieunhanh - Phật giáo Champa từ tư liệu đến nhận thức

Bằng nhiều nguồn tư liệu khác nhau, bài viết làm rõ thêm về Phật giáo Champa từ thế kỷ III đến thế kỷ X. Thông qua sử liệu, bia ký, di tích, di vật mang dấu ấn Phật giáo Champa, bài viết phân tích nguyên nhân Phật giáo Champa không còn tồn tại trong đời sống văn hóa xã hội của vương quốc này. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 – 2014 46 QUẢNG VĂN SƠN* PHẬT GIÁO CHAMPA TỪ TƯ LIỆU ĐẾN NHẬN THỨC Tóm tắt: Tôn giáo là một vấn đề không thể không có trong một quốc gia. Phật giáo Đại thừa từng chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội vương quốc Champa. Bằng nhiều nguồn tư liệu khác nhau, bài viết làm rõ thêm về Phật giáo Champa từ thế kỷ III đến thế kỷ X. Thông qua sử liệu, bia ký, di tích, di vật mang dấu ấn Phật giáo Champa, bài viết phân tích nguyên nhân Phật giáo Champa không còn tồn tại trong đời sống văn hóa xã hội của vương quốc này. Từ khóa: Di tích Champa, Phật giáo Champa, Phật viện Đồng Dương, văn hóa Ấn Độ. 1. Đặt vấn đề Xuyên suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo đã đóng góp tích cực vào nhiều mặt của đời sống xã hội, trở thành truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, kiến tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc mang tính nhân văn sâu sắc. Cùng chung dòng chảy ấy, sự du nhập và phát triển rực rỡ của Phật giáo ở vùng duyên hải Miền Trung khẳng định vai trò quan trọng của tôn giáo này với vương quốc Champa. Thế nhưng, cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam vẫn chưa có sự chú ý đúng mức đối với Phật giáo Champa. Bài viết này sẽ góp thêm tư liệu và đánh giá về sự du nhập, phát triển và tiêu vong của Phật giáo Champa. 2. Phật giáo Champa qua sử liệu Đối với sử liệu Trung Hoa, những ghi chép đầu tiên về Phật giáo Champa vào thế kỷ VII sau Công nguyên của Thiền sư Nghĩa Tịnh: “Nghĩa Tịnh (I-Tsing) đã kể về Champa thời đó vào danh sách các quốc gia kính mến học thuyết Phật Thích Ca”1. Năm 605, quân nhà Tùy do * Trung tâm UNESCO Nghiên cứu & Bảo tồn Văn hóa Chăm, Liên hiệp Các hội UNESCO Việt Nam. Quảng Văn Sơn. Phật giáo Champa 47 tướng Lưu Phương chỉ huy đánh chiếm kinh thành của Lâm Ấp mang về những chiến lợi phẩm, trong đó có pho kinh Phật2. Sử liệu Đại Việt đề cập đến Phật giáo Champa qua sự kiện vua Lê Đại Hành trong cuộc bình Chiêm đưa về nước nhà sư người Ấn Độ đang hành đạo tại Champa. Đại Việt sử ký toàn thư .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
34    212    1    28-04-2024
46    187    0    28-04-2024
23    157    0    28-04-2024
10    118    0    28-04-2024
6    93    0    28-04-2024
11    112    0    28-04-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.