tailieunhanh - Khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ - Hình thức trong thi pháp học

Khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ - Hình thức văn chương là một trong những khuynh hướng cơ bản của thi pháp học. Những người theo luận thuyết này quan niệm ngôn ngữ văn chương là một hệ thống tín hiệu có tính thẩm mỹ cao. Mời các bạn cùng tìm hiểu khuynh hướng này qua bài viết. | Khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ - hình thức trong thi pháp học Phạm Ngọc Hiền(*) Tóm tắt: Khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ - hình thức văn chương là một trong những khuynh hướng cơ bản của thi pháp học. Những người theo luận thuyết này quan niệm ngôn ngữ văn chương là một hệ thống tín hiệu có tính thẩm mỹ cao. Họ chú trọng nghiên cứu hình thức nghệ thuật hơn là nội dung tư tưởng tác phẩm. Khuynh hướng này bắt đầu thịnh hành ở châu Âu đầu thế kỷ XX nhưng phải đến những năm 1960, nó mới được giới thiệu ở Việt Nam. Từ khóa: Thi pháp học, Ngôn ngữ học, Ký hiệu học, Hình thức luận Thi pháp học hiện đại khởi nguồn từ những lý thuyết của trường phái “Ngôn ngữ học Genève” và trường phái “Hình thức Nga” đầu thế kỷ XX. Đến nay, khuynh hướng thi pháp học ngôn ngữ hình thức đã trải qua một thế kỷ hình thành và phát triển. Nó không chỉ có sức phổ biến rộng rãi mà còn thẩm thấu vào nhiều chuyên ngành khác. Qua việc nghiên cứu khuynh hướng này, chúng ta có thể hình dung được phần nào bức tranh thi pháp học trên thế giới và Việt Nam. (*) 1. Khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ văn chương Ngôn ngữ học là bộ môn nghiên cứu ngôn ngữ của con người trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đời sống đến sách vở. Trong lĩnh vực sách vở, nó cũng chia làm nhiều bộ phận: hành chính, khoa học, chính trị, (*) TS., Khoa Sư phạm khoa học xã hội, trường Đại học Sài Gòn; Email: ngochien2@ báo chí, nghệ thuật. Trong nghệ thuật có ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ sân khấu điện ảnh, ngôn ngữ văn chương, Nhà ngôn ngữ học V. Vinogradov đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu thi pháp học từ góc độ nghệ thuật ngôn từ: “Thi pháp học là khoa học về các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm của sáng tác ngôn từ, về các kiểu cấu trúc và các thể loại tác phẩm văn chương” (Dẫn theo: Trần Đình Sử, 2005: 10). Công việc nghiên cứu nghệ thuật ngôn từ đã được chú ý từ thời cổ đại. Trong Nghệ thuật thơ ca, Aristotle đã khuyên nhà thơ nên dùng những cách nói ẩn dụ, sắp xếp trọng âm, ngắt câu. Ở chương

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.