tailieunhanh - Ảnh hưởng của lỗ trống đến tái sinh và đa dạng loài thực vật trong kiểu rừng kín thường xanh ở Vườn quốc gia Bù Gia Mâp

Bài viết Ảnh hưởng của lỗ trống đến tái sinh và đa dạng loài thực vật trong kiểu rừng kín thường xanh ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mâp trình bày: Tóm tắt kết quả nghiên cứu ảnh hưởng nghiên cứu của đặc điểm lỗ trống đến tầng cây tái sinh ở kiểu rừng kín thường xanh tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập,. . | Lâm học ẢNH HƯỞNG CỦA LỖ TRỐNG ĐẾN TÁI SINH VÀ ĐA DẠNG LOÀI THỰC VẬT TRONG KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNG XANH Ở VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP Lê Hồng Việt1, Phạm Văn Hường2, Lê Thị Hiền3 1,2,3 Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Bài báo trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm lỗ trống đến tầng cây tái sinh ở kiểu rừng kín thường xanh tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, kết quả cho thấy cùng một loài cây phân bố tại trong lỗ trống (G) và ngoài lỗ trống (nG) có độ ưu thế không giống nhau. Mật độ cây gỗ tái sinh có xu hướng tăng dần khi diện tích lỗ trống tăng dần. Khi lỗ trống có kích thước mở rộng lớn hơn 450 m2, mật độ cây tái sinh có xu thế giảm dần. Diện tích lỗ trống từ 401 m2 đến 450 m2 thích nghi nhất cho cây tái sinh xuất hiện và sinh trưởng. Đường kính gốc (Do, cm) và chiều cao vút ngọn (Hvn, m) cao nhất ở vị trung tâm lỗ trống (CC), ở phía Tây mép lỗ trống (EW) có giá trị nhỏ nhất. Số loài cây tái sinh (S) ở phía Bắc cận trung tâm (CN) đạt cao nhất với 1,9 loài/m2, ở các vị trí CW, CS, EE và EW thấp nhất với 1,4 loài/m2. Mật độ cá thể các loài tại phía Đông cận trung tâm (CE) có cao nhất và thấp nhất tại phía Bắc của mép lỗ trống (EN). Ở bên ngoài lỗ trống số lượng loài và mật độ cá thể đều cao hơn so với các vị trí khác nhau trong lỗ trống. Chỉ số độ quan trọng của các loài cây tái sinh ưu thế ở trung tâm lỗ trống > cận trung tâm > mép lỗ trống và > ở dưới tán rừng. Từ bên ngoài lỗ trống (nG) hướng vào trung tâm lỗ trống GC, chỉ số phong phú của loài (R) có xu thế gia tăng. Chỉ số độ đồng đều (J’) đổi theo xu thế ở GC > GN và GB đối với các lỗ trống đã được hình thành từ sớm (GE); ở bên ngoài lỗ trống (nG) cao hơn vị trí cận trung tâm (GN) và mép lỗ trống (GB) đối với các lỗ trống trung kỳ (GM) và kỳ muộn (GL). Chỉ số đa dạng Simpson (D) và Shanon (H) có xu thế dần dần tăng cao theo hướng từ bên ngoài lỗ trống hướng vào phía trung tâm lỗ trống. Từ khóa: Đa dạng loài, lỗ trống, rừng kín thường xanh, tái sinh rừng, Vườn quốc gia Bù Gia Mập. I. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.