tailieunhanh - Truyền thống nghi lễ tôn giáo địa phương vùng Đông Nam Trung Quốc thách thức về mặt định nghĩa tôn giáo và lý luận nghi lễ (Phần 1)
Đồng bằng Bồ Điền vùng Đông Nam Trung Quốc là nơi diễn ra nhiều nghi lễ cộng đồng sôi nổi, đa dạng, thu hút sự tham gia của đông đảo dân chúng. Bài viết bắt đầu từ việc miêu tả nghi lễ tôn giáo ở một thôn thuộc vùng Hưng Hóa, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc vào dịp rằm tháng Giêng. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 – 2014 19 KENNETH DEAN* TRUYỀN THỐNG NGHI LỄ TÔN GIÁO ĐỊA PHƯƠNG VÙNG ĐÔNG NAM TRUNG QUỐC THÁCH THỨC VỀ MẶT ĐỊNH NGHĨA TÔN GIÁO VÀ LÝ LUẬN NGHI LỄ (Phần 1) Tóm tắt: Bài viết bắt đầu từ việc miêu tả nghi lễ tôn giáo ở một thôn thuộc vùng Hưng Hóa, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc vào dịp rằm tháng Giêng. Bài viết bàn về nghi lễ từ các góc độ khác nhau; không những nêu lên vấn đề mà nghi lễ này đặt ra đối với định nghĩa tôn giáo, mà còn tìm hiểu hàm ý lý luận nghi lễ ẩn chứa trong đó. Ban tổ chức của nghi lễ này có kỹ năng điều hành rất linh hoạt. Họ vừa tạo ra bản sắc địa phương, vừa thu nhận các nguồn vốn và biểu trưng nhà nước, tạo nên một “chính quyền thứ hai” ở trong vùng, tham dự nhiệt tình vào hoạt động chính trị, kinh tế và văn hóa địa phương. Từ khóa: Nghi lễ tôn giáo, Phúc Kiến, Trung Quốc, định nghĩa tôn giáo. Đồng bằng Bồ Điền vùng Đông Nam Trung Quốc là nơi diễn ra nhiều nghi lễ cộng đồng sôi nổi, đa dạng, thu hút sự tham gia của đông đảo dân chúng. Lễ hội lớn nhất là Tết Nguyên tiêu hằng năm, gồm có đám rước thần linh, lên đồng, diễn kịch, múa rối, thực hành nghi lễ Phật giáo, Đạo giáo và Tam Nhất giáo. Các lễ vật thờ cúng được nhà đền và các gia đình chuẩn bị phong phú. Các đoàn kịch nghệ, đội rước, đoàn tế từ vùng phụ cận nườm nượp đến tham dự lễ bái. Tiếng pháo hoa lẫn hương khói nghi ngút. Nhiều kết cấu nghi lễ cùng phát huy tác dụng hỗ trợ nhau trong lễ hội này. Những hoạt động nghi lễ đó liên quan đến cộng đồng. Nói cách khác, mỗi người đều sắm phần vai trò của mình trong nghi lễ. Vai trò này thay đổi theo vòng đời: thời thiếu niên thì cầm đèn lồng, dâng hương; thời * ., Khoa Nghiên cứu Đông Á, Đại học McGill, Canada. Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 20 thanh niên thì tham gia gánh kiệu hoặc chuẩn bị đồ cúng; thời trung niên thì tham gia túc trực luân phiên ở ban quản lý đền làng; thời cao niên thì trở thành ông bà đồng, tham gia đội tế, đội kịch hoặc làm chủ tế. Những thanh niên hoặc trung niên do bận bịu làm ăn .
đang nạp các trang xem trước