tailieunhanh - Điều trị phẫu thuật gãy trật khớp háng trung tâm
Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá kết quả phục hồi cơ năng trong điều trị phẫu thuật gãy trật khớp háng trung tâm. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6/2007-12/2009 có 31 trường hợp gãy trật khớp háng trung tâm được phẫu thuật kết hợp xương bên trong tại bệnh viện Chợ Rẫy. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY TRẬT KHỚP HÁNG TRUNG TÂM Lê Văn Tuấn *, Nguyễn Vĩnh Thống* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả phục hồi cơ năng trong điều trị phẫu thuật gãy trật khớp háng trung tâm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu tiến cứu. Từ tháng 6/2007-12/2009 có 31 trường hợp gãy trật khớp háng trung tâm được phẫu thuật kết hợp xương bên trong tại bệnh viện Chợ Rẫy. Việc chẩn đoán dựa vào Xquang khung chậu tư thế thẳng, chéo chậu, chéo bịt và chụp điện toán cắt lớp tái tạo. Chúng tôi sử dụng các đường mổ như đường chậu bẹn phía trước, đường Kocher-Langenbeck ở phía sau. Kết quả: Kết quả cơ năng rất tốt 15, tốt 9, trung bình 5, xấu 2. Kết luận: Gãy trật khớp háng trung tâm là loại gãy xương nặng thường có phối hợp với các tổn thương cơ quan khác. Điều trị phẫu thuật là cần thiết. Với kết quả cơ năng đã đạt được 15 rất tốt, 9 tốt, 5 trung bình, 2 xấu cho thấy rằng việc điều trị phẫu thuật là hiệu quả. Mặc dù vậy nhưng cần theo dõi và đánh giá thêm với thời gian dài hơn. Từ khóa: gãy trật khớp háng trung tâm, vòm chịu lực ổ cối, ổ cối, đường mổ chậu đùi. ABSTRACT SURGICAL INTERVENTION OF CENTRAL FRACTURE- DISLOCATION OF THE HIP Le Van Tuan, Nguyen Vinh Thong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 221 - 225 Purpose: This research is to evaluate the functional outcome in treating surgical intervention of central fracture dis location of the hip. Materials and methods: This is just a prospective study. From 6/2007 to 12/2009, 31 case of central fracture-dislocation of the hip were performed internal fixation at Cho Ray hospital. The diagnosis was based on X-ray multi- incidences such as antero-posteror view, Iliac view, obturator view and scanner multislide. Some familiar approaches for acetabulum have been used such as Kocher-Langenbeck, ilio-inguinal. Results: The functional outcomes are 15 very good, 9 good, 5 acceptable, 2 bad. Conclusion: Central
đang nạp các trang xem trước