tailieunhanh - Tình trạng lo âu và ảnh hưởng của lo âu trên những cặp vợ chồng đến khám vô sinh tại Bệnh viện Hùng Vương
Nghiên cứu này nhằm tìm ra tỷ lệ lo âu ở những cặp vợ chồng vô sinh, đồng thời khảo sát những ảnh hưởng của lo âu trên mối quan hệ vợ chồng và cách thức họ đương đầu với vấn đề nầy. Nghiên cứu thực hiện trên 136 cặp vợ chồng vô sinh lần đầu tiên đến khám tại khoa hiếm muộn bệnh viện phụ sản Hùng Vương từ 01/10/2009 đến 29/04/2010. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học TÌNH TRẠNG LO ÂU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LO ÂU TRÊN NHỮNG CẶP VỢ CHỒNG ĐẾN KHÁM VÔ SINH TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG Nguyễn Thị Như Ngọc*, Nguyễn Thanh Hiệp** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Vô sinh được biết đến như là một nguyên nhân gây căng thẳng nghiêm trọng mà các cặp vợ chồng đang phải gánh chịu. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về tình trạng rối loạn tâm lý ở những cặp vợ chồng vô sinh, tuy nhiên vấn đề này vẫn ít được quan tâm ở nước ta. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm ra tỷ lệ lo âu ở những cặp vợ chồng vô sinh, đồng thời khảo sát những ảnh hưởng của lo âu trên mối quan hệ vợ chồng và cách thức họ đương đầu với vấn đề nầy. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 136 cặp vợ chồng vô sinh lần đầu tiên đến khám tại khoa Hiếm Muộn bệnh viện phụ sản Hùng Vương từ 01/10/2009 đến 29/04/2010. Kết quả: Tỷ lệ lo âu được tìm thấy 3,7% ở nhóm người chồng và 9,6% ở nhóm người vợ, trong đó 2,2% đều có lo âu cả hai vợ chồng. Ở người vợ có mối tương quan giữa tình trạng lo âu và sự kiểm soát – áp chế từ người chồng, nhưng chúng tôi không tìm thấy mối tương quan giữa lo âu ở người chồng với sự kiểm soát – áp chế hay được sự quan tâm – chăm sóc từ người vợ. Trong bốn hình thức đương đầu với vô sinh, nhóm người vợ sử dụng hình thức “đương đầu chủ động” nhiều hơn ở người chồng. Riêng ở người vợ, nhóm có lo âu sử dụng hình thức “Tránh né chủ động” nhiều hơn nhóm không lo âu, ngoài ra không có sự khác biệt nào giữa hai nhóm về các hình thức đương đầu còn lại. Ở người chồng không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa lo âu với viêc sử dụng 4 hình thức đương đầu. Kết luận: Tình trạng lo âu chiếm tỷ lệ cao ở phụ nữ và có liên quan đến một số yếu tố có thể làm nặng thêm tình trạng này như: điều kiện kinh tế, thời gian vô sinh, sự kiểm soát – áp chế của người chồng đối với người vợ. Do đó việc nhận biết các yếu tố này sẽ giúp làm giảm tình trạng lo âu ở các cặp vợ chồng vô sinh cũng như góp phần nâng cao chất
đang nạp các trang xem trước