tailieunhanh - Thực trạng đọc văn học ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp, kiến nghị

Trên cơ sở phân tích thực trạng đọc nói chung và đọc văn học nói riêng ở nước ta hiện nay, bài viết đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển của văn hóa đọc nói chung, đọc văn học nói riêng nhằm đáp ứng tốt nhiệm vụ phát triển bền vững đất nước. | Thực trạng đọc văn học ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp, kiến nghị Nguyễn Đăng Điệp(*) Tóm tắt: Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, dư luận cảnh báo tình trạng xuống cấp về văn hóa và sự suy giảm văn hóa đọc ở Việt Nam khi mà trung bình mỗi người dân chỉ đọc chưa đầy 1 quyển sách/năm. Trên cơ sở phân tích thực trạng đọc nói chung và đọc văn học nói riêng ở nước ta hiện nay, bài viết đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển của văn hóa đọc nói chung, đọc văn học nói riêng nhằm đáp ứng tốt nhiệm vụ phát triển bền vững đất nước. Từ khóa: Văn hóa đọc, Xã hội đọc, Đọc văn học 1. Xây dựng xã hội đọc nhìn từ hai phía lý luận và thực tiễn trên cơ sở thực trạng đọc và đọc văn học ở Việt Nam hiện nay (*) Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, ở Việt Nam vẫn chưa hình thành xã hội đọc(**). Thậm chí, việc nghiên cứu về văn hóa đọc nói chung và thực tiễn tiếp nhận các tác phẩm văn học nghệ thuật nói riêng chỉ mới được “khởi động” trong thời gian gần (*) ., Viện Văn học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Email: diepvvh@ (**) Tại buổi Tọa đàm ngày 19/6/2008 do Ban Chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp duy trì và phát triển nhu cầu văn hóa đọc của người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tổ chức tại Hà Nội, GS. Đinh Xuân Dũng cho rằng nhu cầu đọc, văn hóa đọc, xã hội đọc vẫn là những “ẩn số” cần được giới nghiên cứu quan tâm. TS. Nguyễn An Tiêm khẳng định: Việt Nam chưa hình thành xã hội đọc. GS. Chu Hảo nhấn mạnh, thực tế người Việt Nam chưa có văn hóa đọc. đây, nhất là trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (ngày 25/10 - 16/11/1995), UNESCO đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày sách và bản quyền thế giới” (World Book and Copyright Day). Trong hơn mười năm qua, đã có hơn 150 nước, trong đó có Việt Nam, hưởng ứng quyết định này. Theo đó, vấn đề văn hóa đọc ở Việt Nam mới bắt đầu được quan tâm chú ý. Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN