tailieunhanh - Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khả năng sử dụng bọ đuôi kìm để phòng trừ sâu đục thân hại mía tại vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá

Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khả năng sử dụng bọ đuôi kìm để phòng trừ sâu đục thân hại mía tại vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hoá trình bày nội dung: góp phần vào công tác nghiên cứu, giải quyết đòi hỏi cấp bách của người trồng mía trong việc phòng trừ sâu đục thân và sử dụng bọ đuôi kìm phòng trừ chúng tại Thanh Hoá,. . | Qua bảng 3 ta thấy: trong tổng số 5 loài sâu đục thân được phát hiện thì tại nông trường Sao Vàng – Thọ Xuân loài sâu đục thân mình vàng chiếm tỷ lệ thành phần phần loài lớn nhất (31,7%) tiếp đến là sâu 4 vạch (26,6%), sâu mình tím (18,7%), thấp nhất là sâu mình hồng và sâu 5 vạch (13,6% và 9,4%), trong khi đó tại nông trường Sông Âm huyện Ngọc Lặc sâu đục thân 4 vạch chiếm tỷ lệ cao nhất (31,3%), tiếp đến là loài mình vàng (26,8%), sâu mình tím (19,2%) thấp nhất là sâu mình hồng và sâu 5 vạch ( 12,3% và 10,4%) còn tại nông trường Thống Nhất – Yên Định sâu đục thân mình tím lại chiếm tỷ lệ cao nhất (31,9%) tiếp đến là sâu mình vàng (22,5%), sâu 4 vạch (19,7%), thấp nhất vẫn là loài mình hồng và 5 vạch ( 15,9% và 10,1%). Sỡ dĩ có sự khác biệt như thế là do tập quán canh tác của nông dân. Việc đốt bỏ ngọn lá mía sau thu hoạch ảnh hưởng rõ rệt đến mật độ các loài sâu đục thân hại mía. Đốt lá mía một mặt giết chết sâu hại trong tàn dư cây bị hại mặt khác nó cũng giết chết nhiều loài thiên địch đồng thời cũng làm giảm nguồn thức ăn của những cá thể còn sống xót, chính vì những lý do đó mà mật độ quần thể thiên địch bị giảm mạnh, tạo điều kiện cho các loài sâu đục thân nhân nhanh số lượng gây hại ở giai đoạn sau đặc biệt là loài sâu 5 vạch đục mầm. Bên cạnh đó việc đốt lá còn làm cho tốc độ bốc hơi nước tăng lên trong các tháng mùa khô, ruộng mía bị khô hạn nhanh hơn rất thuận lợi cho loài sâu 5 vạch đục mầm phát sinh gây hại nặng. Hầu hết ở tất cả các nông trường trên đều không đốt ngọn lá mía mà thay vào đó là việc tủ lá mía, không đốt ngọn. Vì vậy mà tỷ lệ thành phần loài sâu đục mầm 5 vạch thấp nhất so với các loài sâu khác, song việc tủ lá mía cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ thành phần loài sâu đục thân mình tím ở các nông trường cao. Sâu đục thân mình tím có đặc tính là đẻ trứng trên các lá mía nửa khô hoặc đang khô, những ruộng mía có tủ lá sẽ thu hút loài sâu này đến đẻ trứng, tích lũy số lượng và gây hại nặng. Vì thế mà tỷ lệ sâu mình tím tại các nông trường cao hơn hẳn so với sâu đục mầm 5 vạch.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN