tailieunhanh - Xu thế đổi mới cơ chế vận hành của Chính phủ ở các nước phát triển hiện nay

Bài viết khái quát những xu thế chủ yếu trong đổi mới cơ chế vận hành chính phủ ở một số nước phát triển hiện nay như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Australia, New Zealand, Canada. nội dung của bài viết này. | Xu thế đổi mới cơ chế vận hành của chính phủ ở các nước phát triển hiện nay Nguyễn Trọng Bình(*) Tóm tắt: Mỗi một thời đại đều có một mô thức quản trị chính phủ phù hợp và tương thích với yêu cầu của thời đại đó. Nghiên cứu việc đổi mới cơ chế vận hành của chính phủ ở các nước phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, thông tin hóa, dân chủ hóa và tri thức hóa cho thấy các biện pháp đổi mới thể hiện rõ từ cơ chế quyết sách, cơ chế trách nhiệm đến cơ chế phối hợp, cơ chế đánh giá hiệu suất chính phủ và cơ chế tham gia của xã hội. Bài viết khái quát những xu thế chủ yếu trong đổi mới cơ chế vận hành chính phủ ở một số nước phát triển hiện nay như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Australia, New Zealand, Canada. Từ khóa: Chính phủ, Cơ chế vận hành, Đổi mới hoạt động, Các nước phát triển Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành là hai nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị của chính phủ. Do sự biến đổi không ngừng của môi trường quản trị nên việc đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực quản trị của chính phủ là vấn đề luôn được đặt ra. Những năm gần đây, cùng với việc chuyển đổi chức năng và cơ cấu tổ chức, các nước phát triển còn rất chú trọng tới việc đổi mới cơ chế vận hành của chính phủ với mục tiêu thiết lập một chính phủ dân chủ, trách nhiệm và hiệu quả. Nghiên cứu việc đổi mới cơ chế vận hành của chính phủ ở các nước phát triển có thể thấy nổi lên những xu thế sau: (*) (*) TS., Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Email: trongbinh195@ 1. Đổi mới về quan niệm quản trị: từ lấy chính phủ làm trung tâm sang lấy công dân làm trung tâm Như chúng ta biết, từ thế kỷ XX, ở các nước trên thế giới, quyền lực hành chính và tổ chức bộ máy hành chính công mở rộng hơn bao giờ hết. Quản trị công từng bước trở thành “đặc quyền” của chính trị gia và công chức; còn công dân được xem là “người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ công”, là bên bị động tiếp nhận chính sách, hành vi, việc làm và kết quả quản .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.