tailieunhanh - So sánh tính an toàn và hiệu quả giữa abciximab liều nạp, cố định và bơm trực tiếp nội mạch vành với liều nạp và duy trì theo cân nặng sử dụng qua đường tĩnh mạch ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên có can thiệp mạch vành tiên phát

Nghiên cứu đặt vấn đề về: Abciximab, một chất ức chế thụ thể glycoprotein IIb/IIIa, đã được chứng minh làm giảm tỉ lệ tử vong và tái nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (NMCTCSTCL) được can thiệp mạch vành tiên phát. Sử dụng liều nạp và truyền tĩnh mạch duy trì tính theo cân nặng, cần phải sử dụng nhiều thuốc và giá thành cao, vẫn đang được xem là điều trị chuẩn. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học SO SÁNH TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ GIỮA ABCIXIMAB LIỀU NẠP, CỐ ĐỊNH VÀ BƠM TRỰC TIẾP NỘI MẠCH VÀNH VỚI LIỀU NẠP VÀ DUY TRÌ THEO CÂN NẶNG SỬ DỤNG QUA ĐƯỜNG TĨNH MẠCH Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN CÓ CAN THIỆP MẠCH VÀNH TIÊN PHÁT Ngô Minh Hùng*; Tan Huay Cheem** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Abciximab, một chất ức chế thụ thể glycoprotein IIb/IIIa, đã được chứng minh làm giảm tỉ lệ tử vong và tái nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (NMCTCSTCL) được can thiệp mạch vành tiên phát. Sử dụng liều nạp và truyền tĩnh mạch duy trì tính theo cân nặng, cần phải sử dụng nhiều thuốc và giá thành cao, vẫn đang được xem là điều trị chuẩn. Chúng tôi nghiên cứu liệu sử dụng liều nạp cố định, duy nhất, và tiêm trực tiếp mạch vành, giúp cho nồng độ thuốc tập trung cao và chi phí thấp, có hiệu quả và an toàn như điều trị chuẩn hay không. Phương pháp: Có 195 bệnh nhân NMCTCSTCL được can thiệp mạch vành tiên phát từ năm 2001 đến năm 2007 được tuyển chọn vào nghiên cứu. Các bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên vào một trong hai điều trị sau, nhóm A: 10mg abciximab bơm trực tiếp mạch vành trước khi can thiệp và nhóm B: liều nạp qua đường tĩnh mạch abciximab 0,25mg/kg trước khi can thiệp và theo sau bởi truyền tĩnh mạch với liều 0,125ug/kg/phút trong 12 giờ. Các tiêu chí chính bao gồm sự cải thiện dòng chảy TIMI và tưới máu cơ tim (TMP), các biến cố tim mạch nặng (tử vong, NMCT, tái can thiệp, chảy máu) ở thời điểm 1 và 6 tháng. Kết quả: Có 120 bệnh nhân ở nhóm A và 75 bệnh nhân ở nhóm B. Các bệnh nhân được điều trị liều nạp và trước thủ thuật không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Phục hồi dòng chảy TIMI ở nhóm A và B lần lượt là 90% so với 89,3%, p=0,182 và mức độ tưới máu cơ tim ở hai nhóm A, B lần lượt là 80% so với 74,7%, p=0,325. Thời gian hoạt hóa cục máu đông (ACT) lần lượt là 293,82 ± 155,74s so với 373,00 ± 138,84s. p=0,388. Biến chứng xuất huyết ở tháng đầu là 1,7% so với .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN