tailieunhanh - Đề xuất phát triển cao su tiểu điền ở khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình

Bài viết Đề xuất phát triển cao su tiểu điền ở khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình trình bày: Cao su là một cây có nguồn gốc nhiệt đới nên rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam. Đặc biệt với những lợi thế về khí hậu, đất đai, nhân lực, | ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở KHU VỰC ĐỒI NÚI TỈNH QUẢNG BÌNH HÀ VĂN HÀNH - TRẦN THÚY HẰNG Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế Tóm tắt: Cao su là một cây có nguồn gốc nhiệt đới nên rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam. Đặc biệt với những lợi thế về khí hậu, đất đai, nhân lực đối với cây cao su, khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình được đánh giá là một vùng có tiềm năng trong việc phát triển cao su tiểu điền. Cao su không chỉ được xem là cây trồng có giá trị kinh tế cao mà nó còn tạo cảnh quan môi trường sinh thái tốt. Thông qua việc nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội cũng như phân tích hiệu quả kinh tế của cây cao su trên địa bàn, bài báo đề xuất các khu vực có thể trồng cao su tiểu điền ở khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình, đồng thời đề xuất một số giải pháp cho phát triển bền vững. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cao su từ lâu đã là một cây công nghiệp dài ngày quan trọng đối với tiểu chủ nông nghiệp. Tại Việt Nam, sản xuất và xuất khẩu cao su có tốc độ phát triển mạnh trong những năm gần đây và có những tín hiệu rất tích cực trên thị trường thế giới. Cao su không chỉ được xem là cây trồng có giá trị kinh tế cao, mà còn có chức năng phòng hộ, chống xói mòn (đối với vùng đồi có độ dốc thấp), tạo cảnh quan môi trường sinh thái tốt; đồng thời giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Với những thuận lợi về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và nhân lực; khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình được đánh giá là một trong những vùng có tiềm năng để phát triển cao su tiểu điền. Hiện nay tỉnh Quảng Bình có gần ha cao su, trong đó có khoảng ha đã được đưa vào khai thác. Các địa phương trong tỉnh đang thực hiện kế hoạch trồng mới khoảng ha cao su vào năm 2009. Trong năm 2008, tỉnh Quảng Bình đã khai thác và sơ chế xuất khẩu hơn tấn mủ cao su, trị giá hơn 15,5 triệu USD, chiếm trên 82% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh [4]. 2. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở KHU VỰC ĐỒI NÚI TỈNH QUẢNG BÌNH . Dự toán vốn đầu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN