tailieunhanh - Văn chương và tính đa nghĩa theo góc nhìn của một số nhà nghiên cứu Pháp
Bài viết Văn chương và tính đa nghĩa theo góc nhìn của một số nhà nghiên cứu Pháp trình bày: Hiểu tính đa nghĩa của văn chương, cần đối lập văn chương trên nhiều bình diện. Đối lập với bản chất, văn xuôi là tự tiêu diệt về nghĩa, thơ ca không bao giờ tự hủy. Đối lập với hội họa, văn chương là "kí hiệu", hội họa chỉ cho ta "sự vật". Đối lập với "người viết" hướng đến người đọc, nhà văn là một “động từ nội động”,. . | VĂN CHƯƠNG VÀ TÍNH ĐA NGHĨA THEO GÓC NHÌN CỦA MỘT SỐ NHÀ NGHIÊN CỨU PHÁP TRƯƠNG DĨNH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Hiểu tính đa nghĩa của văn chương, cần đối lập văn chương trên nhiều bình diện. Đối lập với bản chất, văn xuôi là tự tiêu diệt về nghĩa, thơ ca không bao giờ tự hủy. Đối lập với hội họa, văn chương là "kí hiệu", hội họa chỉ cho ta "sự vật". Đối lập với "người viết" hướng đến người đọc, nhà văn là một “động từ nội động”. Ngôn ngữ văn chương khác với lời nói thường ở tính bất tận về nghĩa. Tính đa nghĩa đồng nghĩa với "tính văn". Văn chương vốn là thể loại “mập mờ” do sự khúc xạ của ngôn từ vốn là ngôn ngữ không dễ khám phá một cách trực tiếp. Về mặt lịch đại, lịch sử nghiên cứu văn chương đối lập văn chương với “trò chơi” sáng tạo. Tính đa nghĩa dẫn đến cách đọc văn tạo nghĩa, đến các “hiểu lầm sáng tạo” đối với người đọc. Đọc văn vắng mặt nhà văn tạo cho người đọc sự tự do tạo nghĩa. Viết văn vắng mặt người đọc, nhà văn mở rộng khả năng tạo nghĩa cho độc giả. Dạy văn là dạy cho học sinh tạo nghĩa cho văn chương, khám phá tính “ma thuật” đa nghĩa của văn chương. Tính đa nghĩa của văn chương không phải là điều mới lạ trong sáng tạo, cảm thụ, nghiên cứu văn chương. Tuy nhiên, lâu nay, vấn đề thường chỉ được xét trên một bình diện ngữ nghĩa thuộc về “bản chất tồn tại của văn chương”, đó là quan hệ giữa nghĩa tường minh và nghĩa tiềm ẩn. Thật ra thì mọi sự vật đều tồn tại trong các mối quan hệ. Hiểu một sự vật cụ thể hay trừu tượng đều phải đặt nó trong hệ thống “trường sự vật”. Văn chương được hiểu đầy đủ hơn khi đối lập nó với “trường nghệ thuật” như hội họa, âm nhạc, điêu khắc, vũ đạo, điện ảnh,. Văn chương trong quan hệ của thể loại ngôn từ, đặc biệt là thi ca, có điểm không giống văn xuôi về mặt tạo nghĩa. Trên “trường thông tin - giao tiếp”, văn chương là một lối nói thường “đặc biệt”. Gần đây, người ta còn so sánh “trò chơi ngữ nghĩa” của sáng tạo và cảm thụ văn chương với trò chơi của trẻ con. Tính đa nghĩa của văn chương, xét .
đang nạp các trang xem trước