tailieunhanh - Tính chất tự thuật trong tiểu thuyết gia đình bé mọn của Dạ Ngân
Bài viết Tính chất tự thuật trong tiểu thuyết gia đình bé mọn của Dạ Ngân trình bày: Gia đình bé mọn của Dạ Ngân là một trong những tiểu thuyết mang tính chất tự thuật của văn xuôi Việt Nam cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Ở đó gia đình và những phận đời phụ nữ cũng như sự hoá thân của nhà văn được bộc lộ rõ nét và sâu sắc qua nhân vật Mỹ Tiệp. Không cầu kỳ, hoa mỹ mà chỉ bằng những điều muốn nói,. . | TÍNH CHẤT TỰ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH BÉ MỌN CỦA DẠ NGÂN LÊ THỊ THUÝ HẰNG Trường Đại học Phú Xuân, Huế Tóm tắt: Gia đình bé mọn của Dạ Ngân là một trong những tiểu thuyết mang tính chất tự thuật của văn xuôi Việt Nam cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Ở đó gia đình và những phận đời phụ nữ cũng như sự hoá thân của nhà văn được bộc lộ rõ nét và sâu sắc qua nhân vật Mỹ Tiệp. Không cầu kỳ, hoa mỹ mà chỉ bằng những điều muốn nói, Dạ Ngân đã sử dụng ngôn ngữ, cách kể chuyện mang nét rất riêng xây dựng nên cuốn tiểu thuyết mà đọc nó chúng ta thấy thấp thoáng bóng dáng cuộc đời mình. Thành công của Gia đình bé mọn góp phần khẳng định vai trò cũng như xu hướng phát triển của thể loại tiểu thuyết tự thuật trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại. 1. Trong Hội thảo về tiểu thuyết tổ chức tại Trường Đại học Strasbourg năm 1970 đã có một số bản báo cáo đề cập đến vai trò và triển vọng của tiểu thuyết tự thuật trong việc đổi mới thể loại tiểu thuyết. Các nhà lý luận đều cho rằng đi vào tự thuật là một hướng có triển vọng và có thể đổi mới tiểu thuyết theo hướng ấy. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến phân biệt rạch ròi giữa tự thuật và tiểu thuyết. Đặc trưng của tiểu thuyết là hư cấu, còn đặc trưng của tự thuật là sự thật về bản thân mình. Jacques Petit, một trong những người hướng theo sự phân định này, cho rằng không thể đổi mới tiểu thuyết bằng tự thuật. Đây là một hướng không có triển vọng. Theo ông, “nhà tiểu thuyết làm sao tránh khỏi lúng túng khi kể về bản thân mình, vì nếu kể trung thực thì không phải là tiểu thuyết, chừng nào không có xây dựng lại thì không có tiểu thuyết thực sự, mà nếu xây dựng lại thì còn đâu là tính trung thực của tự thuật” [3, tr. 130]. Mặc dù mỗi tác giả đều có những luận giải chứng minh cho ý kiến của mình, nhưng văn học với những ngả đường khác nhau lại không đi theo một khuôn thước định sẵn. Sự thật cho những nhận định về thể loại tiểu thuyết đi ngược lại với những gì mà các tác giả của thế kỷ XX đoán định. Nhà văn không còn băn khoăn mình đang
đang nạp các trang xem trước