tailieunhanh - Quá trình nén Hillery và quá trình nén Hong-Mandel của trạng thái chồng chất hai trạng thái kết hợp vuông pha
Bài viết Quá trình nén Hillery và quá trình nén Hong-Mandel của trạng thái chồng chất hai trạng thái kết hợp vuông pha trình bày: Kết quả khảo sát quá trình nén Hillery tổng quát và quá trình nén Hong-Mandel của trạng thái chồng chất hai trạng thái kết hợp vuông pha,. . | QUÁ TRÌNH NÉN HILLERY VÀ QUÁ TRÌNH NÉN HONG-MANDEL CỦA TRẠNG THÁI CHỒNG CHẤT HAI TRẠNG THÁI KẾT HỢP VUÔNG PHA PHẠM BÁCH KHOA Trường THPT Sơn Mỹ - Quảng Ngãi TRƯƠNG MINH ĐỨC Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả khảo sát quá trình nén Hillery tổng quát và quá trình nén Hong-Mandel của trạng thái chồng chất hai trạng thái kết hợp vuông pha. Các kết quả tính số và vẽ đồ thị cho thấy: ở trạng thái chồng chất hai trạng thái kết hợp vuông pha, khi bậc nén tăng dần thì mức độ nén kiểu Hillery giảm dần còn mức độ nén kiểu Hong- Mandel tăng dần và ở trạng thái này không có hiệu ứng nén Hillery bậc 4n (n là số nguyên). Chúng tôi cũng chỉ ra rằng: ở trạng thái chồng chất hai trạng thái kết hợp vuông pha, khi bậc nén tăng thì độ rộng vùng nén kiểu Hillery không thay đổi còn độ rộng vùng nén kiểu Hong-Mandel giảm dần. 1 GIỚI THIỆU Vào đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, Hestrom [4], Hillery [5] và Mandel [8] đã đưa ra khái niệm trạng thái phi cổ điển trong đó trạng thái phi cổ điển được nhắc đến đầu tiên là trạng thái nén. Trong trạng thái nén, các thăng giáng lượng tử được giảm xuống dưới mức thăng giáng mà trạng thái kết hợp cho phép. Việc nghiên cứu các trạng thái phi cổ điển trong đó có trạng thái nén có ý nghĩa rất quan trọng trong các lĩnh vực như thông tin lượng tử, máy tính lượng tử, trong việc tăng độ chính xác của các phép đo. Năm 2007, Ran Zeng, Muhammad Ashfaq và Shutian Liu [9] đã đưa ra một trạng thái phi cổ điển mới đó là trạng thái chồng chất của hai trạng thái kết hợp vuông pha |Ψi = √N2 (|αi + eiΦ |iαi), trong đó N là hệ số chuẩn hóa, φ là pha tương đối. Ngoài ra Ran Zeng, Muhammad Ashfaq và Shutian Liu [9] đã khảo sát một số tính chất phi cổ điển của trạng thái chồng chất của hai trạng thái kết hợp vuông pha Ψ nhưng chỉ dừng lại ở bậc thấp như hiệu ứng nén bậc một, tính thống kê sub-Poisson bậc một và tính chất phản kết chùm bậc một. Năm 2009, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN .
đang nạp các trang xem trước