tailieunhanh - Tài liệu bồi dưỡng ngạch cán sự và tương đương - Chuyên đề 20: Quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế

Chuyên đề này cung cấp cho học viên một số kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế. Nội dung chính trong chuyên đề này gồm có: Quản lý nhà nước về văn hóa, quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, quản lý nhà nước về y tế. | Chuyên đề 20 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA - GIÁO DỤC - Y TẾ I. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA 1. Phát triển văn hóa và yêu cầu quản lý nhà nước về văn hóa a) Khái niệm văn hóa Khái niệm văn hóa có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Có người cho rằng, văn hóa là sự hiểu biết. Sự hiểu biết được đo bằng trình độ học vấn. Kinh nghiệm, kiến thức tích lũy được trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh của mỗi cộng đồng cũng thuộc phạm vi của sự hiểu biết. Một số ý kiến khác thì cho rằng, chỉ riêng sự hiểu biết không thôi chưa tạo thành văn hóa. Chỉ trở thành văn hóa khi sự hiểu biết được sử dụng làm định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn, hành động của mỗi dân tộc và các thành viên trong xã hội vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường xã hội và tự nhiên. Có ý kiến cho rằng, bản chất đích thực của văn hóa là nội dung làm cho con người phát triển gắn chặt với sự sáng tạo. Với cách hiểu này, văn hóa là tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó văn hóa luôn gắn với phát triển, không đứng ngoài sự phát triển. Trong văn hóa, hệ tư tưởng luôn đóng vai trò quyết định và là "hạt nhân" của văn hóa. Hệ tư tưởng quy định kiểu, loại của văn hóa, phân biệt văn hóa của chế độ xã hội này với văn hóa của chế độ khác, của giai cấp này với giai cấp khác. Cùng với quá trình phát triển, văn hóa ngày càng có nội dung phong phú. Vì thế có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa với nội dung rộng, hẹp khác nhau về văn hóa, như: Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng, là trình độ phát triển vật chất và tinh thần của một cộng đồng hay một cá nhân. Văn hóa hiểu theo nội dung, bao gồm các sản phẩm vật chất của khoa học, giáo dục, tôn giáo, đạo đức Văn hóa đặt trong phạm vi nếp sống, lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng. b) Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa ở nước ta bao gồm các nội dung sau đây: 264 - Coi văn hóa là động lực quan trọng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.