tailieunhanh - Về tổ chức xã hội ở Việt Nam thời xưa
Các thành quả đã được công bố trong hai cuốn sách: Mông Phụ, un village du delta du fleuve Rouge(1) và Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ(2). Trước đó, tôi cũng đã nghiên cứu làng Bảo An ở Quảng Nam(3). Sau đây, tôi xin ghi lại vài tâm đắc về làng xã Việt Nam đã được trình bày chủ yếu trong các cuốn sách nói trên. | 51 CHUYÊN MỤC SỬ HỌC - NHÂN HỌC - NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM THỜI XƯA NGUYỄN TÙNG Từ 1990 đến 2002, trong hơn mười năm, chúng tôi đã tham gia hai chương trình nghiên cứu về làng xã ở đồng bằng sông Hồng trong khuôn khổ hợp tác khoa học giữa Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (Việt Nam) với Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (Pháp), rồi với Viện Viễn Đông Bác cổ (Pháp). Các thành quả đã được công bố trong hai cuốn sách: Mông Phụ, un village du delta du fleuve Rouge(1) và Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ(2). Trước đó, tôi cũng đã nghiên cứu làng Bảo An ở Quảng Nam(3). Sau đây, tôi xin ghi lại vài tâm đắc về làng xã Việt Nam đã được trình bày chủ yếu trong các cuốn sách nói trên. 1. LÀNG XÃ, VẤN ĐỀ THUẬT NGỮ Qua Dư địa chí của Nguyễn Trãi, ta biết là ngay từ thế kỷ XV rất nhiều từ Hán Việt được dùng để chỉ đơn vị hành chính cơ sở ở Việt Nam: hương, giáp, phường, trại, động, sách, thôn. và nhất là xã (Nguyễn Trãi, 1976, tr. 209-246). Tình trạng đó đã kéo dài ít ra cho đến đầu thế kỷ XIX như ta thấy trong cuốn Các trấn tổng xã danh bị lãm (1981), được viết vào khoảng các năm 1810-1813, nên cần Nguyễn Tùng. Nhà nghiên cứu dân tộc học, chuyên nghiên cứu về người Việt, trước đây từng dạy ở đại học Paris Diderot và làm việc tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (CNRS, Pháp). định nghĩa cũng như bình luận về các từ nói trên. Xã: là từ thường gặp nhất (đến hơn 90% trong Các trấn tổng xã danh bị lãm). Thông thường nó chỉ một làng lớn hay ít ra được chính quyền công nhận như thế. Nhưng nhiều xã ghi trong Các trấn tổng xã danh bị lãm chỉ có chưa đến mười dân nội tịch(4). Vào khoảng những năm 1930, ở Bắc Ninh khoảng 74% các làng thuộc loại “nhất xã nhất thôn” và 24% gồm từ hai đến bốn thôn (xem Nguyễn Văn Huyên, 1996). Từ đầu thế kỷ XX trở đi, việc dùng từ xã để chỉ các đơn vị hành chính cơ sở ngày càng trở nên phổ biến: vào năm 1928, tất cả các đơn vị 52 NGUYỄN TÙNG – VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM hành chính
đang nạp các trang xem trước