tailieunhanh - Quan niệm về bản chất con người và tư tưởng triết học pháp quyền của Machiavelli và Hobbes

Bài viết này khám phá quan niệm của Machiavelli và Hobbes về bản chất con người, trên cơ sở đó làm rõ tư tưởng triết học pháp quyền của hai ông. Từ việc nhận thức tư tưởng triết học pháp quyền của Machiavelli và Hobbes, bài viết còn chỉ ra ý nghĩa và tính ứng dụng của nó trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay ở Việt Nam. | 1 CHUYÊN MỤC TRIẾT HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - LUẬT HỌC QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI VÀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN CỦA MACHIAVELLI VÀ HOBBES VÕ CHÂU THỊNH Niccolò Machiavelli và Thomas Hobbes là hai triết gia lớn phương Tây có quan niệm giống nhau về bản chất con người và tư tưởng triết học pháp quyền. Nói chính xác hơn, Thomas Hobbes là người kế thừa tư tưởng của Niccolò Machiavelli mặc dù không thấy Hobbes trích dẫn hay nhắc gì đến tên nhà triết học chính trị lớn nhất thời Phục hưng này trong các tác phẩm của ông. Bài viết này khám phá quan niệm của Machiavelli và Hobbes về bản chất con người, trên cơ sở đó làm rõ tư tưởng triết học pháp quyền của hai ông. Từ việc nhận thức tư tưởng triết học pháp quyền của Machiavelli và Hobbes, bài viết còn chỉ ra ý nghĩa và tính ứng dụng của nó trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay ở Việt Nam. 1. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ CỦA NICCOLÒ MACHIAVELLI VÀ THOMAS HOBBES . Niccolò Machiavelli (1469 - 1527), tên đầy đủ là Niccolò di Bernardo Machiavelli, là nhà chính trị tài ba trong chính quyền cộng hòa Firenze (từ năm 1498 đến năm 1512), vừa là nhà triết học chính trị vĩ đại nhất không chỉ của Italia mà còn của cả phương Tây thời Phục hưng. Trong thời gian làm chính trị gia, Machiavelli đảm đương cả công việc đối nội lẫn đối ngoại của thành quốc Firenze với chức danh Cancelliere – tương đương với cả hai chức bộ trưởng quốc phòng và bộ trưởng ngoại giao ngày nay. Võ Châu Thịnh. Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi nền cộng hòa Firenze bị sụp đổ và gia đình Medici tái áp đặt một nền quân chủ chuyên chế ở Firenze, Machiavelli bị buộc phải từ bỏ chức vụ, 2 VÕ CHÂU THỊNH – QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI VÀ lui về cuộc sống dân thường ở ngoại ô thành phố. Chính nơi đây, ông đã viết nên những tác phẩm triết học chính trị vĩ đại, mở ra một thời kỳ phát triển mới của lịch sử triết học phương Tây. Trong số các sáng tác của Machiavelli, tác phẩm Il Principe .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.