tailieunhanh - Hiểu nghèo để thoát nghèo: Cách mạng tư duy để thoát nghèo trên thế giới
Nội dung bài viết trình bày hai ý kiến hai giáo sư kinh tế Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo không cho rằng việc theo đuổi một trong hai quan điểm trên một cách cực đoan sẽ có tác dụng giảm nghèo trên thực tế mà cần phải có cách nhìn hỗn hợp và điều quan trọng là phải hiểu được người nghèo và tìm ra được cách giúp đỡ họ một cách hiệu quả. Mời các bạn tham khảo! | 91 CHUYÊN MỤC ĐỌC SÁCH HIỂU NGHÈO ĐỂ THOÁT NGHÈO: CÁCH MẠNG TƯ DUY ĐỂ THOÁT NGHÈO TRÊN THẾ GIỚI LÊ MINH TIẾN của hai giáo sư kinh tế Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) là một bức tranh khá toàn cảnh về tình trạng nghèo đói và các chính sách chống đói nghèo trên thế giới. Có thể nói rằng nghèo đói là một vấn đề không dễ giải quyết và qua quyển sách này, hai tác giả đã giúp chúng ta hiểu được một cách chi tiết hơn về cách người nghèo suy nghĩ, cách họ chống chọi với nghịch cảnh cũng như những điểm mạnh, những điểm hạn chế của các chính sách giảm đói nghèo mà nhiều chính phủ đã áp dụng. Nguyên tác: Poor economics Tác giả: Abhijit V. Banerjee; Esther Duflo Người dịch: Nguyễn Lê Bảo Ngọc Nhà xuất bản Trẻ, 2015. Cuốn sách Hiểu nghèo để thoát nghèo Lê Minh Tiến. Thạc sĩ. Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Lâu nay khi bàn đến vấn đề giảm nghèo, thường có hai lối tiếp cận khác nhau mà ta có thể gọi là thiên tả và thiên hữu. Lối tiếp cận thiên tả với đại diện tiêu biểu là Jeffrey Sachs, chuyên gia tư vấn của Liên Hiệp Quốc, cho rằng các quốc gia nghèo là do phải đối diện với các vấn đề như thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, dịch bệnh khiến các quốc gia này khó 92 LÊ MINH TIẾN – HIỂU NGHÈO ĐỂ THOÁT NGHÈO đạt được năng suất lao động cao nếu không nhận được đầu tư ban đầu lớn để giải quyết các vấn đề đó. Do đó quan điểm này xem chiếc chìa khóa để giúp các quốc gia thoát nghèo là phải có được sự viện trợ từ nước ngoài để các quốc gia này đầu tư vào những lĩnh vực trọng yếu và đem lại lợi nhuận. Từ đó thu nhập cao hơn sẽ tạo ra nhiều đầu tư hơn nữa và vòng xoay lợi ích cứ thế mà tiếp diễn. Thế nhưng đối chọi lại là cách tiếp cận có thể coi là thiên hữu với đại diện là William Easterly thuộc Đại học New York. W. Easterly cho rằng việc viện trợ ít có tác dụng mà lại có nhiều tác hại vì nó hạn chế người ta tìm kiếm giải pháp cho chính mình, đồng thời dẫn đến nạn tham nhũng và trục lợi ở các cơ quan địa phương. Do đó, .
đang nạp các trang xem trước